Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các đề tài, giải pháp hữu ích

Tác giả: Cẩm Lai

 Đó là chủ đề của hội thảo – tập huấn do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức sáng 03/11 với  mục đích trang bị kiến thức về bảo hộ, sở hữu trí tuệ cho các tác giả có đề tài tham gia và đạt giải tại Hội thi, Cuộc thi; Cán bộ, hội viên thuộc hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh… nhằm góp phần thúc đẩy số lượng đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, giải pháp hữu ích của các nhà khoa học, các nhà sáng chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng theo mục tiêu của Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

GS TS Trần Hữu Dàng khai mạc Hội thảo – Tập huấn

Tham dự có GS TS Trần Hữu Dàng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp hội; PGS TS Nguyễn Quang Linh, Nguyên Giám đốc Đại học Huế, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội và bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng các đại biểu là các tác giả, đại diện nhóm tác giả, các nhà nghiên cứu đã có đề tài tham gia và đạt giải tại Hội thi, Cuộc thi…

Với quan điểm chỉ đạo “Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội” tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Trong nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa, sở hữu trí tuệ chính là tài sản, là công cụ hữu ích để phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, là động lực để các nhà khoa học, các nhà sáng chế say mê nghiên cứu, sáng tạo góp phần tạo ra nhiều tài sản có giá trị cho xã hội.

Toàn cảnh Hội thảo – Tập huấn

Hội thảo sẽ được nghe các báo cáo tham luận, những chia sẻ tập trung về các vấn đề, đó là:

  1. Giới thiệu một số chính sách về Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
  2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các đề tài, giải pháp hữa ích;
  3. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sáng kiến, giải pháp hữu ích của các tổ chức, cá nhân đã cấp chứng nhận.

Tập trung thảo luận vào nội dung làm thế nào để thúc đẩy số lượng các đề tài, giải pháp hữu ích được công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ … nhằm giúp các nhà khoa học, các nhà sáng chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận với các nội dung, chính sách của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email