THIẾT KẾ VÀ SỐ HOÁ HỆ THỐNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TẬP VỀ “CHÂN DUNG HỒ CHÍ MINH” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập

Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 27 Tháng Tư, 2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Nguyễn Hồ Phương Anh, Hồ Thị Hồng Phúc, Ngô Ngọc Phương Minh, Nguyễn Hoàng Ý Vân.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Quí Đức

Đơn vị học tập (làm việc): Trường THPT Thuận Hoá, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Địa chỉ đơn vị: 32 Lê Lợi, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

- Là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống từ góc độ của học sinh trung học phổ thông về “Chân dung Hồ Chí Minh”: + Tái hiện đa đạng các khía cạnh chân dung. + Thiết kế và số hoá hệ thống đồ dùng trực quan liên quan. - Cung cấp, bổ sung phong phú các đồ dùng phục vụ cho việc học tập (có thể cho cả việc giảng dạy) một mạch nội dung mới trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (năm 2022) cũng như Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương ở cấp Trung học phổ thông trong năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo. - Đề xuất, gợi ý một số phương pháp học tập tích cực (thông qua việc số hoá hệ thống đồ dùng trực quan) tạo cơ hội để người học trực tiếp tham gia, trải nghiệm, tiếp cận từng khía cạnh “Chân dung Hồ Chí Minh”. - Tăng cường, phát huy tính tích cực; nâng cao sự tự tin, năng động, khả năng giao tiếp, tổ chức, làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật - công nghệ trong quá trình học tập. - Từ quá trình nghiên cứu đề tài, tạo ra những sản phẩm cụ thể, bản thân người học có được những trải nghiệm mới mẻ, đầy thú vị: hệ thống hoá, tái hiện những dấu ấn trong “Chân dung Hồ Chí Minh” qua việc đóng vai các nhân vật tương ứng. - Cũng chính trong hành trình ấy, người học có được những nhận thức, định hướng bước đầu về một số nghề nghiệp, công việc, hoạt động với những yêu cầu cụ thể như: Dẫn chương trình, Quay phim, Thu âm, Dựng phim, Nhà quản lý, Nhà nghiên cứu, Người khám phá… Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo cũng được hình thành tự nhiên mà hiệu quả.

Tính sáng tạo

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành: - Nguồn tài liệu có hệ thống phục vụ việc học tập của học sinh (tư liệu thành văn, đồ dùng trực quan (sưu tầm, tự thiết kế, được số hoá) về “Chân dung Hồ Chí Minh”; - Nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy của giáo viên trung học phổ thông. - Nguồn tư liệu phong phú, sinh động phục vụ những ai quan tâm tìm hiểu về Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai với những thay đổi trong hướng tiếp cận tổng thể, cấu trúc của mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình hướng đến đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân toàn cầu với những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cần thiết thông qua các mạch nội dung trong mỗi môn học và hoạt động giáo dục cụ thể. Trong tổng thể ấy, việc nghiên cứu đề tài sẽ phát huy năng lực học tập của học sinh trong việc làm sáng rõ những góc tiếp cận về “Chân dung Hồ Chí Minh”. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học cuối cùng của lộ trình hoàn thành thực hiện chuyển đổi Chương trình từ góc độ người học. Đồng thời, những trải nghiệm có được qua quá trình nghiên cứu, tạo nên những sản phẩm cụ thể của đề tài thúc đẩy thế hệ trẻ đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, định hướng về tư tưởng, chính trị cho thế hệ thanh niên Tỉnh nhà. Bên cạnh đó, góp phần phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế trên con đường xây dựng Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Kiểm tra lại

MÔ HÌNH SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC

Thông tin nhóm tác giả Tính mới của giải pháp Tính sáng tạo Hiệu quả …