Vai trò của các yếu tố tác động phát sinh xói lở bờ sông Hương

Xác định những nguyên nhân gây xói lở có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu xói lở. Những nguyên nhân tiềm năng có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến với mục đích cảnh báo khả năng phát sinh, phát triển sự cố. Trong khi đó những nguyên nhân trực tiếp lại hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu giải quyết các hậu quả của tai biến cũng như việc đề ra những giải pháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế và phòng tránh.

Trên cơ sở phân tích đánh giá các yếu tố phát sinh xói lở đối sánh với đánh giá hiện trạng xói lở bờ sông đã cho phép xác lập vai trò tác động của từng yếu tố đối với xói lở, cũng như của mỗi yếu tố trong tổng hợp các yếu tố phát sinh xói lở ở lưu vực sông Hương. Căn cứ để đánh giá xói lở là các hệ số xói lở. Hệ số xói lở được xác định bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nguồn tài liệu thực tế có thể xác định được.

Trên lưu vực sông Hương chúng tôi xác định hệ số xói lở trên cơ sở mật độ xói lở trên thực tế đã xảy ra. Trên cơ sở hiện trạng phân bố xói lở, mật độ, quy mô, kích thước các điểm xói lở, cho phép xác định các lớp nhạy cảm xói lở cho từng yếu tố phát sinh xói lở dọc lưu vực sông Hương. Căn cứ vào hệ số xói lở tính toán được, đối sánh với mức độ xói lở trên từng yếu tố, bằng phương pháp chuyên gia chúng tôi đã đánh giá tương quan và cho điểm từng yếu tố đối với lưu vực sông Hương.

Như chúng ta đã biết, đốt phá rừng đầu nguồn và canh tác vô tổ chức là yếu tố quan trọng nhất trong xói lở không chỉ ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế mà ở nơi khác cũng vậỵ. Như chúng ta đã biết, Canh tác trên đất dốc, đốt phá rừng đầu nguồn là nhân tố làm suy giảm độ che phủ rừng, khả năng điều tiết nước của rừng và tăng cường độ xói mòn đất cũng như nguồn vật liệu phù sa đưa vào sông suối. Trong đó, quá trình xói lở vùng hạ lưu sông Hương thuộc loại nghiêm trọng nhất, một phần là do độ che phủ của rừng ở đây thấp và lượng mưa trung bình năm lớn nhất trong cả nước nên cường độ mưa lũ rất cao. Do đó, khi phân tích mối quan hệ giữa xói lở và đốt phá rừng đầu nguồn, canh tác vô tổ chức, chúng tôi đánh giá vai trò của yếu tố này là quan trọng nhất trong xói lở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế và cho 9 điểm.

Yếu tố khai thác cát sạn vô tổ chức trên sông có vai trò thứ tiếp trong quá trình phát sinh xói lở. Theo kết quả khảo sát và điều tra thực tế cho thấy, việc khai thác cát sạn ảnh hưởng đến hoạt động xói lở bờ sông Hương, thực tế cho thấy đoạn sông nào bị xói lở mạnh thì ở đó đã hoặc đang tiến hành khai thác cát sạn. Do đó, phân tích đánh giá vai trò của yếu tố này trong tổng thể các yếu tố gây xói lở, chúng tôi cho rằng yếu tố này có vai trò quan trọng sau yếu tố đốt phá rừng đầu nguồn và canh tác vô tổ chức và cho 7 điểm.

Yếu tố của các công trình xây dựng như: cầu cống, đập, kênh mương, làng mạc và các công trình xây dựng ven sông là quan trọng thứ tiếp sau. Như chúng ta đã biết, việc xây dựng các công trình xây dựng ở trên nó góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội rất lớn, tuy nhiên nó cũng phần nào tạo điều kiện cho quá trình phát sinh và phát triển xói lở. Do đó, chúng tôi đánh giá cho vai trò của yếu tố này là quan trọng thứ ba trong phát sinh xói lở dọc lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế và cho 5 điểm.

Như vậy, trên cở phân tích hiện trạng, đã cho phép đánh giá vai trò của 3 yếu tố tác động đến phát sinh xói lở bờ sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã phân tích mối quan hệ của các yếu tố đó với xói lở và đánh giá cho điểm theo thang điểm độ nhạy cảm với xói lở (Bảng 1).

Bảng 1: Đánh giá cho điểm các yếu tố phát sinh xói lở bờ sông Hương

Yếu tố Đpr Ktcs Cctxd
Điểm 9 7 5

Chú thích: Đpr – Đốt phá rừng đầu nguồn và canh tác vô tổ chức; Ktcs – Khai thác cát sạn vô tổ chức trên sông; Cctxd – Các công trình xây dựng.

Hoạt động xói lở là sản phẩm của một quá trình địa chất, hình thành và phát triển trong một hệ cân bằng cuối (ekvifinal), mở của các mối tương tác của nhiều yếu tố thành phần gây ra sự phát triển của quá trình này. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố quyết định xói lở không như nhau và được đánh giá dựa trên việc xây dựng một ma trận so sánh các cặp yếu tố. Trong chuyên đề này, việc xác định trọng số được sử dụng bằng phương pháp phân tích cấp bậc Saaty (Saaty’s Analytical Process – AHP). Đã tính trọng số cho từng yếu tố thể hiện vai trò quan trọng của chúng qua việc lập ma trận so sánh tương quan cặp giữa các yếu tố và tính trọng số (Bảng 2).

Bảng 2: Ma trận so sánh tương quan cặp và xác định trọng số

của yếu tố gây xói lở bờ sông.

Các yếu tố Đpr Ktcs Ctxd Trọng số
Đpr 1 1,285 1,800 0,429
Ktcs 0,777 1 1,400 0,333
Ctxd 0,555 0,714 1 0,238

Bùi Thắng

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email