Ứng dụng chế phẩm sinh học – giải pháp canh tác cây trồng bền vững

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng loạt các biện pháp canh tác để khai thác, tăng suất và sản lượng được ứng dụng. Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thóai hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại mới. Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của thế giới cũng như ở Việt Nam.

 

Chế phẩm sinh học là sản phẩm của quá trình tái tạo và sử dụng tài nguyên sinh học. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tài nguyên sinh học có thể thay thế nhiều nhiên liệu, hóa chất, nhựa hiện đang có nguồn gốc từ dầu khí.

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng loạt các biện pháp canh tác để khai thác, tăng suất và sản lượng được ứng dụng. Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thóai hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại mới.

Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của thế giới cũng như ở Việt Nam.

Vậy, Chế phẩm sinh học có vai trò gì, hiện nay có những loại chế phẩm sinh học nào?

Vai trò của chế phẩm sinh học trong nông nghiệp, đó là:

– Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

– Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

– Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

– Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.

– Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.

– Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Các loại chế phẩm sinh học cho cây trồng

Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho canh tác cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau:

1. Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ dịch hại trên cây trồng: Thực chất đây là thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học có thể tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại là các sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm … cỏ khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực. Có thể chia theo tùy theo đối tượng phòng trừ như trừ sâu, trừ bệnh ( nấm, vi khuẩn ), tuyến trùng, gặm nhấm, ốc sên, mối..

2. Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh

– Phân vi sinh: Là tập hợp một nhóm vi sinh vật hoặc nhiều nhóm vi sinh vật, chúng được nhân lên từ các chế phẩm vi sinh và tồn tại trong các chất không vô trùng. Hàm lượng vi sinh vật hữu ích thường phải đạt 1×106/g trở lên. Đây là loại phân có chứa hàm lượng vi sinh vật có ích rất cao, nguồn dinh dưỡng hữu cơ, vô cơ và vi lượng trong phân thấp.

Phân vi sinh vật được sản xuất và bón vào đất nhằm mục đích tăng lượng vi sinh vật có ích cho cây trồng, đặc biệt đối với vi sinh vật cố định đạm. Có thể dùng làm phân nền phối trộn để sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ sinh học.

– Phân hữu cơ sinh học: Là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, có sự tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn.

– Phân hữu  vi sinh: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa hàm lượng hữu cơ và ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích phù hợp với quy định của tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc các văn bản quy định tương đương ban hành.

3. Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp:

Là các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học được đưa vào đất để cải tạo lý hóa tính của đất ( kết cấu đất, độ ẩm, hữu cơ, khả năng giữ nước, pH… ) hoặc giải phóng đất khỏi những yếu tố bất lợi khác ( kim loại nặng, vi sinh vật, hóa chất độc hại .. ) làm cho đất trở nên tốt hơn có thể sử dụng làm đất canh tác cây trồng.

4. Nhóm điều hòa sinh trưởng cây trồng

Ngoài ra, nhóm điều hòa sinh trưởng cây trồng (hooc mon tăng trưởng) có thể xếp riêng vào một nhóm. Đối với ở Việt nam được xếp vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật. Trong nhóm này được chia thành 2 nhóm nhỏ:

– Nhóm các chất kích thích sinh trưởng: các chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng – phát triển của cây.

– Nhóm các chất ức chế sinh trưởng: là các chất có tác dụng kìm hãm, ức chế sinh trưởng – phát triển của cây.

Tiềm năng sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng rất lớn, là một hướng đi đúng đắn, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng chế phẩm sinh học ở Việt nam còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Vì vậy, Nhà nước và ngành nông nghiệp phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngòai ra, cần có sự đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân ủng hộ và ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy mới giúp cho nông dân có thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường.

ThS. Hồ Thành

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email