Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học để phòng và điều trị cầu trùng ở gà

Đây là đề tài mới, lần đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam và đã công bố được quy trình sản xuất kháng thể kháng bệnh do ký sinh trùng Eimeria gây ra, sản xuất chế phẩm và đề xuất ứng dụng. Đề tài được đánh giá cao tính sáng tạo trong việc sử dụng thành quả công nghệ gen và công nghệ protein là kháng nguyên tái tổ hợp để gây miễn dịch. Nhóm tác giả đã tối ưu hóa kỹ thuật đông khô để tạo ra chế phẩm dạng bột (có thể cho ăn) và kỹ thuật tách chiết, tinh khiết kháng thể tạo ra chế phẩm dạng dung dịch (có thể cho uống hoặc tiêm).

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do ký sinh trùng Eimeria gây ra, có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Đến nay, bệnh này đã phổ biến trên thế giới, hàng năm thiệt hại do bệnh gây ra ước tính khoảng 2 tỷ USD. Bệnh cầu trùng trên gà gây chết gà con với tỷ lệ cao (từ 30-100%), làm tăng tỷ lệ gà còi cọc, giảm tốc độ sinh trưởng của toàn đàn, giảm sản lượng trứng từ 20-40% ở gà đẻ và làm tăng tiêu tốn thức ăn. Một trong những điểm đáng chú ý là trứng cầu trùng Eimeria có sức đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường và các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trước đây, hầu hết người chăn nuôi gà kiểm soát bệnh cầu trùng bằng cách bổ sung thuốc chống cầu trùng vào thức ăn gia cầm. Giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thịt gia cầm trong 50 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay giải pháp này đã bị hạn chế do vấn đề an toàn thực phẩm. Mặt khác, hiện tượng kháng thuốc ngày càng phổ biến và trầm trọng làm giảm hiệu quả điều trị, và gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm. Kháng thể lòng đỏ cũng đã được một số tác giả nghiên cứu để phòng và trị một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa nhưng chưa có nghiên cứu nào về sản xuất kháng thể lòng đỏ phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà.

Trước thực tế đó, PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân (Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế) và PGS.TS. Phùng Thăng Long (Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và các cộng sự tại Viện Công nghệ Sinh học đã thực hiện đề tai: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm sinh học để phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở gà”.

Các nội dung chính của đề tài gồm: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học dạng dung dịch, dạng bột, xác định độ tinh sạch của chế phẩm, đánh giá độ vô trùng của chế phẩm; Đánh giá hiệu quả phòng và trị của chế phẩm.

Sử dụng chế phẩm sinh học để thay thế kháng sinh trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm là một trong những giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng hiện nay. Ngoài ra, việc sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh giúp cho ngành chăn nuôi tạo ra các sản phẩm an toàn, không có tồn dư thuốc kháng sinh. Với nhiều ưu điểm nổi trội, các chế phẩm từ lòng đỏ trứng gà – chế phẩm sinh học đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và đòng vai trò quan trọng trong phòng và trị các loại bệnh truyền nhiễm. Kháng thể lòng đỏ trứng từ gà kháng bệnh do ký sinh trùng Eimeria gây ra cũng đã và đang được ứng dụng trong phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiện, cho đến nay, kháng thể phòng và trị bệnh do ký sinh trùng Eimeria gây ra ở gà chưa được nghiên cứu và sản xuất ở Việt Nam. Do vậy, đây là đề tài mới, lần đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam và đã công bố được quy trình sản xuất kháng thể kháng bệnh do ký sinh trùng Eimeria gây ra, sản xuất chế phẩm và đề xuất ứng dụng. Đề tài được đánh giá cao tính sáng tạo trong việc sử dụng thành quả công nghệ gen và công nghệ protein là kháng nguyên tái tổ hợp để gây miễn dịch. Nhóm tác giả đã tối ưu hóa kỹ thuật đông khô để tạo ra chế phẩm dạng bột (có thể cho ăn) và kỹ thuật tách chiết, tinh khiết kháng thể tạo ra chế phẩm dạng dung dịch (có thể cho uống hoặc tiêm).

Kết quả của đề tài tạo ra sản phẩm thay thế kháng sinh trong phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà, giúp tạo ra thực phẩm không tồn dư kháng sinh nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chế phẩm có giá thành thấp, có độ an toàn cao, chỉ tác động đến mầm bệnh, không ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong cơ thể, không ánh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Do vậy, đề tài nghiên cứu đã có tác động giúp nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi gà. Chế phẩm được tạo thành dưới dạng bột khô và dung dịch nên rất tiện lợi, dễ sử dụng (có thể trộn vào thức ăn, nước uống hoặc tiêm). Giải pháp này có thể áp dụng trong các nông hộ hoặc trang trại… trên toàn quốc. Quy trình sản xuất chế phẩm có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp để tổ chức sản xuất chế phẩm.

 

Giải Pháp

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email