Lươn đồng là một loài thủy sản rất quen thuộc với người dân. Giá trị của lươn không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao trên thị trường so với một số giống loài thủy sản nước ngọt khác. Trong những năm gần lại đây phương thức nuôi lươn không bùn khá phổ biến ở nhiều địa phương nhưng ở Thừa Thiên Huế mới bắt đầu áp dụng nuôi.
Trong những năm gần lại đây phương thức nuôi lươn không bùn khá phổ biến ở nhiều địa phương nhưng ở Thừa Thiên Huế mới bắt đầu áp dụng nuôi. Bước đầu, người nuôi chưa nắm bắt được kỹ thuật nên nhiều hộ gia đình đã khó khăn. Để nâng cao năng suất, hiểu quả nuôi lươn đồng làm thương phẩm, sau đây chúng tôi xin hướng dẫn Kỹ thuật nuôi lươn không bùn khoa học và hiệu quả góp phần giải quyết vấn đề khó khăn của người nuôi hiên nay:
1. Chọn giống, cách thả và mật độ thả nuôi:
– Giống lươn đồng được thả nuôi từ 2 nguồn cơ bản, đó là nguồn đánh bắt tự nhiên và giống lươn sinh sản nhân tạo. Giống lươn màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Giống lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Giống lươn màu xám tro, chậm lớn. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg.
– Mật độ ương: 60 – 200con/m2 tùy kích cỡ giống.
– Chọn lươn đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, màu sắc tươi sáng. Nên chọn nguồn lươn giống đã được thuần hóa ở các cơ sở ương nuôi có uy tín để thả nuôi.
– Trước lúc thả giống xuống ao nuôi cần tắm lươn bằng dung dịch nước muối loãng 3-5% trong 3-5 phút để sát trùng và loại những con yếu.
– Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2.
2. Các bước xây dựng ao nuôi
– Khi chọn nơi xây dựng ao nuôi: nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, khuất gió, tránh ánh nắng mặt trời, gần nguồn nước, chất lượng nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thước bể tuỳ theo quy mô nuôi quyết định, từ vai mét vuông đến vài chục mét vuông. Thông thường từ 10 – 30m2 là thích hợp, bể nổi hoặc bể xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc để tránh không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể thiết kế theo 2 kiểu bể nuôi lươn như sau:
Bể nuôi lót bạt: Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống độ 20 – 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 – 60 cm, chiều rộng 1m. Bể nuôi có chiều cao khoảng 1m; bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt. Bể nuôi lươn phổ biến có diện tích từ 10 – 50 m2, xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng nilon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ hoặc lưới giăng để đề phòng lươn vượt bò đi mất khi có điều kiện thuận lợi.
Bể nuôi xi măng: Bể xi măng mặt trong ốp gạch men/gạch tàu hoặc lót bạt (để tránh cho lươn bị trầy xướt) hay đơn giản hơn là dùng tre đóng thành khung nổi trên mặt đất và lót bạt. Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6 – 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 – 1 m, trên thành bể viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài. Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa ,chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước. Cống thoát nên được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn ra ngoài khi thay nước. Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã về phía cống thoát. Đối với bể nuôi xây mới thì giá thể phải được ngâm ít nhất 1 tuần (thay nước hàng ngày). Người nuôi có thể cải tạo các loại chuồng nuôi gia súc phù hợp để nuôi.
– Giá thể cho lươn trú ẩn (đồng thời là “sàn ăn”) gồm 3 khung tre/gỗ đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích bể, mỗi khung bao gồm các thanh tre/gỗ được đóng song song cách nhau 10 cm. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn. Hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm tăng nhiệt độ nước, toàn bộ bể nuôi nên được che mát bằng lưới cách nhiệt.
3. Thức ăn và cách cho ăn:
– Cách cho lươn ăn: Cho ăn 1 hoặc 2 lần/ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 giờ chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường nước. Khi trời âm u, mưa, lạnh cần giảm bớt lượng thức ăn ,tránh dư thừa. Ban đầu, mới thả nuôi cho ăn khoảng 1-2% trọng lượng lươn trong ao nuôi, sau 10 – 15 ngày có thể cho ăn theo khẩu phần 4 – 8% trọng lượng lươn nuôi.
– Người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên như: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép để cho ăn. Các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả. Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng cường sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm. Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu.
– Chú ý: Có thể cho ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi. khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau cần đề phòng.
4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi:
Quản lý nước ao nuôi: Giữ nguồn nước trong ao nuôi luôn sạch, không bị ô nhiễm, Ao nuôi lươn yêu cầu nước sạch, hàm lượng O2 trên 2mg/l. Nước ao nuôi lươn nên luôn đảm bảo mực nước từ 20 – 30cm.
Người nuôi nên chú ý: Bể nuôi lươn nước rất cạn, hàng ngày cho ăn thức ăn lại giàu đạm nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Biểu hiện khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở. Khi gặp hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước mới vào. Ðể phòng tránh nước nhiễm bẩn thì từ 2 – 3 ngày thay nước 1 lần. Lượng nước thay tối đa không quá 70% lượng nước trong ao nuôi. Mùa hè nhiệt độ cao nên thay nước hàng ngày và thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn trong bể nuôi…
Giữ nhiệt độ ổn định: Do mức nước sử dụng để nuôi lươn chỉ có 20- 30cm, nên bể nuôi phải che bằng giàn lưới hoặc thả một ít rong bèo hoặc trồng cây cỏ thủy sinh.
Giữ lươn không bò trốn: Vào những lúc trời mưa lươn rất hay bò đi, di chuyển theo tập tính, nhất là lúc trời mưa liên tục, nước trong ao dâng cao, lươn theo đáy, hoặc chỗ cống bị thủng đi ra ngoài … Vì vậy, bể nuôi phải được thiết kế đúng theo yêu cầu kỹ thuật, phải thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa.
5. Thu hoạch: Tùy theo kích thước thả và trọng lượng cần đạt mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 – 60 con/kg thì thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng lươn có thể đạt được 150 – 220g/con. Nếu giống thả 15- 20con/kg, thời gian nuôi chỉ có 2,5 – 3,0 tháng.
Cách tiến hành thu hoạch và vận chuyển:
– Chọn thời điểm thu lươn vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
– Nên bắt từng mẽ và thu gọn, vận chuyển nhanh.
– Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
– Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị chèn ép dễ bị ngộp và chết. Tốt nhất sau khi thu hoạch ta nên vận chuyển ngay.
ThS. Hồ Thành