Festival nghề truyền thống Huế 2009: Nghề truyền thống – Bản sắc và phát triển

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Diễn ra từ ngày 12 đến 14/6, Festival nghề truyền thống Huế 2009 thực sự là nơi tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, nghề và các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội để các cơ sở sản xuất có điều kiện quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm.

Festival nghề truyền thống Huế 2009 có sự tham gia của 150 nghệ nhân của 12 làng nghề nổi tiếng trong cả nước như gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Thổ Hà (miền Bắc), Bầu Trúc (Ninh Thuận), Gọ (Bình Thuận), gốm Bình Dương, gốm Quảng Nam, gốm Phước Tích (Thừa Thiên Huế), sơn mài Bình Dương, sơn mài Hạ Thái, sơn mài và pháp lam Huế, nhằm tôn vinh 3 nghề: gốm sứ, sơn mài và pháp lam. Đây là lễ hội được tổ chức định kỳ 2 năm một lần (vào năm lẻ) xen giữa các kỳ Festival Huế.

Festival nghề truyền thống Huế 2009 có nhiều hoạt động đặc sắc như Lễ tế tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân – thợ thủ công và nghề truyền thống Việt Nam, làm nên ngày hội rực rỡ, lung linh sắc mầu dân tộc trong không gian cổ kính của cố đô. Những tinh hoa của nghề truyền thống được cơ hội phô bày, phát lộ qua bàn tay tài khéo của nghệ nhân các vùng miền, cùng nhiều cổ vật quý giá, dấu tích tài hoa của cha ông xưa cũng được hội tụ, giới thiệu với người xem.

Một điểm nhấn ấn tượng trong chương trình lễ hội năm nay là đêm hội tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và ra mắt Hội áo dài Huế. Nét tinh tế, tao nhã của chiếc áo dài Việt Nam được trình diễn trên nền những bản nhạc trữ tình đậm chất Huế và một sân khấu nổi độc đáo trên sông Hương đã làm nên những hình ảnh sâu đậm, khó quên đối với người xem.

Trong khuôn khổ festival, các hoạt động văn hóa cộng đồng hết sức phong phú và sôi động như triển lãm nghệ thuật sơn mài, pháp lam, gốm cổ trong và ngoài nước nhiều giai đoạn; Không gian nghệ nhân trình diễn và tôn vinh các nghề gốm, pháp lam, sơn mài và một số nghề truyền thống khác; Hội chợ làng nghề Việt Nam; Thuyết trình của các chuyên gia, tọa đàm về nghề truyền thống. Nhiều chương trình nghệ thuật – văn hóa cộng đồng cũng được khai mạc và diễn ra trong suốt một tuần. Cụ thể như triển lãm tranh sơn mài của các họa sĩ Huế và gốm của họa sĩ Lê Bá Đảng; Triển lãm tranh sơn mài của các họa sĩ đến từ Hà Nội; Triển lãm gốm mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam; Triển lãm hồi cổ tranh sơn mài của cố họa sĩ Đỗ Kỳ Hoàng; Triển lãm ảnh tư liệu – nghệ thuật Cây cầu và dòng sông mang độc giả về với những sự kiện lịch sử và phát triển qua 110 năm của cầu Trường Tiền.

Các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các địa phương khắp cả nước như biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Đồng bằng Bắc Bộ, múa rối nước, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc và thao diễn nghề, âm nhạc đường phố – liên hoan múa lân và quảng diễn đường phố, nghệ thuật diều Huế, đua thuyền trên sông, ẩm thực Huế xưa và nay,…

Ngoài ra, lễ hội còn có chương trình kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền, chợ Ðông Ba – hai địa danh lịch sử vốn gắn liền với đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của vùng đất cố đô.

Đặc biệt, lần đầu tiên Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam được tổ chức tại Huế với các hoạt động trưng bày và bán sản phẩm Làng nghề, trưng bày chuyên đề Không gian văn hóa Tre Việt, hội thảo xúc tiến thương mại và các hoạt động nghệ thuật dân gian ba miền ở công viên Thương Bạc.

Tại Festival nghề truyền thống Huế 2009 còn có hội thảo với chủ đề Nghề và làng nghề thủ công truyền thống – tiềm năng và định hướng phát triển nhằm tìm ra hướng đi mới duy trì sự phát triển các nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam. Festival làng nghề truyền thống 2009 tại Huế đã thực sự sáng tạo vì lợi ích cộng đồng và sự phát triển bền vững của Huế – thành phố Festival của Việt Nam.

Hải Châu

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email