Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Theo dự kiến, Thư viện Hoàng cung sẽ được thành lập vào năm 2010. Đây sẽ là nơi lưu trữ những tài liệu vô cùng quý giá về triều Nguyễn cũng như các di sản văn hoá Huế. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về vấn đề này.
Ÿ PV: Xin ông cho biết ý tưởng và mục đích thành lập thư viện này?
Ÿ TS Phan Thanh Hải: Huế từng là thủ phủ, kinh đô của Việt Nam trong thời gian dài, Huế cũng là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước, là nơi từng ấn hành, lưu trữ những nguồn tư liệu vô cùng phong phú. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các biến động lịch sử, những tư liệu ấy bị tản mát, hư hỏng. Bên cạnh đó, Huế chưa có một thư viện chuyên ngành, có vị trí xứng đáng để quy tập các nguồn tài liệu trên. Từ quan điểm phải bảo tồn một cách tổng thể các di sản của văn hoá Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã xây dựng Dự án thành lập Thư viện Hoàng Cung. Dự án này đã được đưa vào Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế 1996-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 12-2-1996, đó là cơ sở pháp lý để triển khai dự án. Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế tự thân nó đã đòi hỏi phải có những căn cứ khoa học đầy đủ, đảm bảo, vì vậy việc tập hợp các nguồn tư liệu phục vụ công tác bảo tồn đã trở thành yêu cầu bức thiết.
Lầu Tàng Thơ – nơi sẽ được trùng tu để trở thành Thư viện Hoàng cung
Ÿ PV: Vậy đối tượng phục vụ của Thư viện Hoàng cung sẽ là ai?
Ÿ TS Phan Thanh Hải: Thư viện chủ yếu dành để phục vụ cho các nhà bảo tồn, giới nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam, các sinh viên của Đại học Huế và công chúng yêu thích di sản văn hóa.
Ÿ PV: Các bước chuẩn bị cho việc thành lập Thư viện đã được Trung tâm tiến hành thế nào, thưa ông?
Ÿ TS Phan Thanh Hải: Trung tâm đã lựa chọn di tích phù hợp là lầu Tàng Thơ, một công trình quý hiếm được xây dựng từ năm 1826 thời vua Minh Mạng, nơi chuyên tàng trữ các tư liệu văn bản của triều Nguyễn nay vẫn còn diện mạo cổ kính và phù hợp. Trung tâm cũng đã triển khai đền bù hơn 1 tỷ đồng để hỗ trợ di dời 32 hộ dân cư tại đây, nhưng hiện các hộ này vẫn chưa chuyển đi. Dự án trùng tu tổng thể lầu Tàng Thơ nhằm bảo tồn, tôn tạo di tích này phù hợp với chức năng thư viện đã được xây dựng nhưng còn đợi hoàn thiện và trình phê duyệt. Hiện, Trung tâm đã và đang triển khai dự án số hoá các nguồn tư liệu hiện có của Trung tâm, điều tra và số hóa các tư liệu văn bản của triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế để làm nguồn tư liệu nền cho Thư viện. Chúng tôi cũng đã và đang xây dựng quan hệ rộng rãi với các thư viện, trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước, các thư viện tư nhân để nối kết thành mạng lưới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sưu tầm, trao đổi tư liệu.
Ÿ PV: Để Thư viện có thể thành lập vào năm 2010 chắc hẳn vẫn còn nhiều việc phải làm?
Ÿ TS Phan Thanh Hải: Vâng, chúng tôi đang thúc đẩy kế hoạch di dời các hộ dân để lấy lại di tích; Hoàn thiện dự án trùng tu tổng thể lầu Tàng Thơ; Tiếp tục triển khai dự án số hóa các tư liệu và điều tra số hóa các tư liệu tại Thừa Thiên Huế. Để Thư viện Hoàng cung có thể nhanh chóng được thành lập, chúng tôi kiến nghị tỉnh quan tâm phê duyệt dự án này, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tích cực chỉ đạo để người dân di dời khỏi lầu Tàng Thơ, còn về phía các ban, ngành và người dân, cần phối hợp với trung tâm có như vậy dự án mới có thể triển khai đúng kế hoạch.
Ÿ PV: Xin cảm ơn ông.
Thanh Vân (thực hiện)