Thừa Thiên – Huế : Tổ chức tham quan học tập về bảo vệ môi trường tại Thái Lan

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Một chuyến tham quan học tập tại Thái Lan dành cho các thành viên của Nhóm Đánh giá tác động môi trường và xã hội (nhóm SEIA) do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) và Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) thuộc Liên hiệp hội Thừa Thiên – Huế phối hợp tổ chức trong thời gian 6 ngày, từ ngày 25 đến 30/9.

Tham dự chuyến đi còn có đại diện của CSRD, CORENARM, UBND huyện Hương Trà, Đại học Khoa học Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Mục đích của chuyến đi nhằm tìm hiểu tình hình phát triển đập, các phong trào chống đập và công tác tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội đối với đập, thủy điện của Thái Lan. Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa các tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam và các tổ chức bảo vệ môi trường ở Thái Lan.

http://seablogs.zenfs.com/u/0JpvOjaWHxY6DAeDGBtc8mlaoNQ-/photo/20111004033036883.jpg

Chụp ảnh lưu niệm sau buổi làm việc

Để thực hiện được mục tiêu trên, đoàn đã gặp gỡ và tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức sở tại như Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế tại Thái Lan, tổ chức Living River Siam, Love Chiang Khong group (Nhóm những người yêu sông MêKông), các nhóm cộng đồng.

Đoàn đã dành nhiều thời gian để đi thăm và làm việc với một trong những nhóm cộng đồng đã và đang hoạt động hiệu quả là nhóm Love Chiang Khong group. Nhóm này được thành lập cách đây 15 năm, có 13 thành viên trong ban quản trị. Nhóm hoạt động theo cơ chế mở, quy tụ những người yêu Chiang Khong vì mục đích bảo vệ môi trường sông MêKông vùng Bắc Thái Lan.

Những hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như sinh kế của người dân địa phương của nhóm đã góp phần giải quyết xung đột giữa người dân vùng thượng lưu và hạ lưu. Nhóm đã triển khai thực hiện dự án Life of the trees project. Nội dung chính của dự án này là xây dựng Quỹ cộng đồng bảo vệ rừng (chủ yếu do những người dân vùng hạ lưu đóng góp), Bản đồ bảo vệ cây. Tên của những người, tổ chức đóng góp tiền tài trợ được gắn vào các cây cổ thụ trong rừng như một hình thức cảm ơn, tôn vinh.

Một trong những kết quả nổi bật rất đáng trân trọng mà nhóm đã đạt được là tác động để cấp có thẩm quyền không cho nạo vét lòng sông MêKông để tàu trọng tải lớn qua lại. Trong cuộc vận động này, nhóm đã sử dụng nhiều giải pháp như gặp gỡ trao đổi, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời thu thập ý kiến người dân, nhất là những người có uy tín, người cao tuổi và ý kiến của các nhà khoa học về hệ sinh thái trước và sau khi nạo vét. Từ đó, nhóm đã gửi văn bản kiến nghị cùng với sách về kết quả nghiên cứu tới các cấp chính quyền, các trường đại học, các cơ quan chức năng của Thái Lan và Đại sứ quán Trung Quốc để tạo ra dư luận nhằm phản đối việc nạo vét lòng sông.

Hiện nay, nhóm đã xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động ở 8 tỉnh nhằm bảo vệ các nguồn lợi dọc sông MêKông. Hoạt động của nhóm được sự ủng hộ của hàng ngàn người dân.

Việc Chính phủ Lào dừng và trì hoãn việc xây đập Xayabury ít nhất 1 năm có công vận động của nhóm.

Love Chiang Khong Group còn hỗ trợ các vấn đề về nhân quyền như giúp người dân tộc ít người vùng lưu vực sông làm giấy khai sinh và phát triển sinh kế.

Từ những kết quả hoạt động thúc đẩy và vận động người dân vào việc bảo tồn nguồn nước, nhóm Love Chiang Khong Group đã tạo ra các hiệu quả tích cực và lâu dài.

Trước đó, tổ chức Living River Siam đã giới thiệu với đoàn các chương trình, dự án bảo vệ môi trường ở vùng đất ngập nước, rộng khoảng 20.000 ha ở vùng lưu vực sông Kok (bắt nguồn từ Mianma chảy qua Thái Lan và nhập vào sông Mê Kông). Ở đây, tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, chủ yếu là các loài chim, cá và trâu nước. Nơi đây còn là vùng canh tác lúa, khai thác nuôi trồng thủy sản, nơi thuận lợi để các nhà đầu tư trồng cây công nghiệp và phát triển du lịch. Một số công ty lớn đã mua đất ở đây để trồng cao su và dầu cọ (khoảng 10.000 – 15.000 ha). Sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, công nghiệp đã phá vỡ cảnh quan và hệ sinh thái vốn rất phong phú của vùng. Một trong những hoạt động được xem là có tác động tiêu cực nhất đối với môi trường và sinh thái nơi đây là hoạt động xây dựng đập nước. Việc xây dựng đập là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng làm giảm số lượng (khoảng 4000 – 5000 con) đàn trâu nước so với hai năm trước. Từ đây, đã nảy sinh xung đột lợi ích giữa các nhóm với nhau. Hoạt động của Living River Siam không những góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường mà còn góp phần làm giảm sự xung đột lợi ích của các nhóm.

Chuyến đi này nằm trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ tiếp cận tài nguyên đất đai và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân tái định cư huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế do tổ chức ICCO tài trợ.

Nguyễn Văn Quế

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email