Dự án sưu tầm, khảo sát sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Ngày 21/09/2011 Phòng Nghiên cứu Khoa học Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế báo cáo kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Sưu tầm, khảo sát sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trước Hội đồng Khoa học của Trung tâm trước khi tổ chức đánh giá nghiệm thu. Dự buổi báo cáo kết quả đề tài khoa học và công nghệ có ông Phan Công Tuyên, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉng uỷ, Trưởng ban Ban Văn hoá – Xã hội Hội đồng Nhân dân tỉnh và ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm.

Trong 02 năm 2008 và 2009 nhóm thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Sưu tầm, khảo sát sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện việc điều tra, khảo sát các loại sắc phong chữ Hán được ban hành dưới triều Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1945, tại địa bàn các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, thị xã Hương Thuỷ và thành phố Huế, đã số hoá 381 sắc phong sưu tầm được.

Các sản phẩm của đề tài, một phần sẽ được đưa vào Thư viện Hoàng gia đặt tại Lầu Tàng thơ và được chia sẻ với cho Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Có nghĩa là tất cả chúng ta và bạn bè khắp thế giới có thể khai thác, sử dụng. Giá trị và ý nghĩa của đề tài là ở chỗ nó đã làm tăng khả năng chia sẻ, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử của chúng ta lên rất nhiều.

Đỗ Nam

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email