Sở hữu trí tuệ – Tài sản vô hình của doanh nghiệp

Đó là chủ đề của chương trình Cafe doanh nhân số 4 do Trung tâm Truyền thông và Phát triển doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức vào sáng ngày 22/4 tại khách sạn Century, với sự tham dự của TS. Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; các ông: Phan Ngọc Thọ – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trần Ngọc Nam – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Phan Thiên Định – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Lê Sỹ Minh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và hơn 150 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

<em</em

<p< <span=””>Mở đầu chương trình, diễn giả Lê Ngọc Lâm chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến tài sản vô hình của doanh nghiệp. Theo TS. Lê Ngọc Lâm, cùng với sự sáng tạo và khả năng sáng tạo của con người, sở hữu trí tuệ ở khắp nơi quanh chúng ta. Mọi sản phẩm hoặc dịch vụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều là kết quả của một chuỗi dài các đổi mới lớn hoặc nhỏ, ví dụ như những thay đổi về kiểu dáng hoặc sự cải tiến đã làm cho sản phẩm có hình dáng hoặc chức năng như ngày nay. Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của nó để tạo ra các cơ hội cho lợi ích trong tương lai không được các doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, khi quyền SHTT được bảo hộ pháp lý và nhu cầu về sản phẩm và/ hoặc dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tồn tại trên thị trường, quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản kinh doanh có giá trị. SHTT là một công cụ pháp lý hết sức hữu hiệu để bảo vệ doanh nghiêp. Nếu không có những công cụ đó, tất cả những công sức, đầu tư về vật chất của doanh nghiệp rất dễ bị đối thủ cạnh tranh chiếm đoạt.

 

<p< <span=””>Theo báo cáo của công ty Định giá thương hiệu Brach Finance, trên thế giới giá trị của tài sản vô hình đóng góp trong tổng tài sản của doanh nghiệp chiếm trên 70%, cá biệt, tài sản vô hình của một số doanh nghiệp chiếm trên 90%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tài sản vô hình của doanh nghiệp chỉ chiếm 30%. Song với nhiều doanh nghiệp, câu chuyện sở hữu trí tuệ dường như còn ở rất xa… Vì lẽ đó, tiến sĩ Lê Ngọc Lâm đề xuất các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế trước khi đăng ký kinh doanh cần tra cứu nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu trước. Lý dó là nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trùng tên với nhãn hiệu của đơn vị khác thì chắc chắn đến một thời điểm nào đó, các doanh nghiệp đăng ký sau sẽ phải thay đổi.

 

<p< <span=””>“Nếu các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế biết khai thác thế mạnh của sở hữu trí tuệ thì sẽ rút ngắn được chặng đường, thời gian cũng như vốn đầu tư để phát triển”, TS. Lâm cho hay.

 

<em<các doanh=”” nghiệp=”” phát=”” biểu,=”” thảo=”” luận<=”” em=””></em<các>

<p< <span=””>Tại chương trình, đại diện các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều thắc mắc, đề xuất đến TS. Lê Ngọc Lâm và lãnh đạo tỉnh liên quan đến thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, về thời gian đăng ký, cách thức tra cứu trên trang web, vấn đề định giá nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể tự đánh giá nhãn hiệu hay không; thời gian xét duyệt để được cấp bảo hộ đối với nhãn hiệu…

 

<p< <span=””>Ông Trần Minh Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần Hồng Đức bày tỏ: lâu nay, đa phần doanh nghiệp phải đăng ký sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, vì vậy, Sở Khoa học và Công nghệ nên thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp tại Huế để các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ.

 

<p< <span=””>Đại diện công ty Trà Vả Lộc Mai, anh Võ Khắc Toàn cho hay: “Doanh nghiệp đang gặp khó khi đã hoàn tất hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ Trà Vả Huế nhưng chưa có công văn từ Sở Khoa học và Công nghệ xác định cho công ty được sử dụng tên có chỉ dẫn địa lý như vậy”.

 

<p< <span=””>Đại diện công ty Eagle Tourist thắc mắc: “Vấn đề đăng ký nhãn hiệu màu và đen trắng thì phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nào tốt hơn và nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký một trong hai loại thì nên lựa chọn loại nào có lợi thế hơn cho doanh nghiệp?”.

 

<p< <span=””>Là doanh nghiệp có 2 thương hiệu đã đăng ký sở hữu trí tuệ thành công (DMZ và Little Italia), tại chương trình, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch DMZ Lê Xuân Phương cũng đã chia sẻ cho các doanh nghiệp kinh nghiệm về quá trình xây dựng và đăng ký thương hiệu của mình và làm thế nào để thương hiệu được định giá với giá trị cao.

 

<p< <span=””>Sau khi những ý kiến, câu hỏi của doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm và lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã có những trao đổi thẳng thắn trong từng nội dung cụ thể. TS. Lâm lưu ý, trừ những nhãn hiệu cho cộng đồng thì các doanh nghiệp cần cố gắng tạo một cái tên riêng chứ đừng lấy tên địa danh cho nhãn hiệu của mình. Khi xây dựng nhãn hiệu sản phẩm phải làm sao cho người tiêu dùng dễ nhận biết, dễ ghi nhớ chứ đừng “tham” quá nhiều chi tiết, rườm rà. Ngoài ra, nếu muốn được bảo hộ mạnh nhất thì doanh nghiệp chỉ cần đăng ký nhãn hiệu đen trắng là đủ. Tuy nhiên, vì phí đăng ký nhãn hiệu không đắt nên các doanh nghiệp cứ đăng ký luôn nhãn hiệu màu thực tế đang sử dụng.

 

<em<Đ c=”” phan=”” ngọc=”” thọ=”” phát=”” biểu<=”” em=””></em<Đ>

<p< <span=””>Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, quan tâm tạo lập, đăng ký, quản lý và phát triển thương hiệu trở thành vấn đề nóng của xã hội hiện nay. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua đăng ký sở hữu trí tuệ để cùng bảo vệ, phát triển và tôn trọng những thương hiệu đã được bảo hộ. Ở góc độ quản lý, tỉnh đang triển khai 2 chương trình lớn là phát triển thương hiệu đặc sản Huế và phát triển thị trường đặc sản Huế. Đây là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện tạo lập, đăng ký, quản lý và phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế hiện nay.

 

<p< <span=””>Phó Chủ tịch Phan Ngọc Thọ cũng lưu ý Trung tâm Truyền thông và Phát triển doanh nghiệp về cách làm để những buổi Cafe doanh nhân trở thành một diễn đàn kết nối cùng trao đổi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Làm sao để Cafe doanh nhân đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia và chia sẻ thông tin để chương trình thực sự có hiệu quả.

 

<em<kết nạp=”” hội=”” viên=”” mới=”” của=”” doanh=”” nhân=”” trẻ=”” tỉnh=”” thừa=”” thiên=”” huế<=”” em=””></em<kết>

<p< <span=””>Cũng trong dịp này, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế đã kết nạp thêm 6 hội viên mới, gồm các anh chị:Nguyễn Minh Hiếu – Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng SDC; Nguyễn Hoàng Phong – Giám đốc Công ty Cổ phần SUN Taxi Huế; Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Chủ cơ sở Trà sữa Rhulm; Phan Gia Nhật Quang – Chủ cơ sở Đô BBQ; Phạm Thị Bảo Chi – Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bảo Phong; Lê Thị Cẩm Nhung – Giám đốc Công ty TNHH MTV nhà hàng Thảo Nguyên Xanh.

 

Toàn cảnh chương trình.

Doãn Quan

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email