Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo
Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 25/01/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, PGS.TS. Lê Minh Tâm, TS. Nguyễn Hoàng Bách, TS. Trần Mạnh Linh, ThS. Phan Thanh Luân, ThS. Võ Văn Khoa, ThS. Trần Doãn Tú
Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 06 Ngô Quyền, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế
Tính mới của giải pháp
- Đây là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam về nội dung ứng dụng xét nghiệm VIA tầm soát ung thư cổ tử cung. Đề tài này dựa trên nền tảng kỹ thuật (được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trong giai đoạn trước 2022) và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho đào tạo, tập huấn rộng rãi, từ giảng viên tuyến tỉnh (ToT) cho đến y tế cơ sở, cũng là ứng dụng cho phép tự học, đánh giá và giám sát lồng ghép.
- Phát huy năng lực công nghệ số 4.0 vào giảng dạy, đào tạo trực tuyến, đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt như đại dịch bùng phát, khoảng cách xa về địa lý,…).
Tính sáng tạo
- Trên cơ sở bước đầu sử dụng trong các khóa tập huấn giảng viên tuyến tỉnh (TOT) và triển khai giảng dạy tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, chúng tôi nhận thấy ứng dụng Web VIA này có khả năng sử dụng rộng rãi trong điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Ứng dụng được phổ biến rộng rãi cho các Trường đào tạo khối ngành Khoa học sức khỏe trong toàn quốc, cho các cơ sở y tế từ tuyến Trung ương, Tỉnh, đến tuyến Huyện và tuyến Xã thông qua các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn, đào tạo y khoa liên tục và lồng ghép vào chương trình đào tạo nâng cao năng lực y tế cơ sở của Bộ Y tế…
Hiệu quả kinh tế xã hội
(1) Về giáo dục và đào tạo: Học viên chuyên ngành Sản Phụ khoa nói riêng và sinh viên ngành Y nói chung có cơ hội tiếp cận nguồn thông tin chính thống, hình ảnh các tổn thương bất thường cổ tử cung một cách sinh động, đa dạng. Điều này, góp phần kích thích tinh thần học tập của người học. Người học có thể chủ động học tập và rèn luyện thường xuyên, từ đó hạn chế được những sai sót về mặt chuyên môn trong thực hành lâm sàng, cải thiện giá trị chẩn đoán của xét nghiệm VIA trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
(2) Về mặt kinh tế - xã hội và y tế, việc triển khai và ứng dụng rộng rãi ứng dụng này sẽ giúp:
- Chuẩn hóa kiến thức và nâng cao năng lực của cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở. Điều này giúp cán bộ y tế có đủ năng lực về kiến thức để triển khai các chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung trong cộng đồng.
- Thông qua các chương trình tầm soát trong cộng đồng giúp phát hiện sớm các tổn thương nghi ngờ ung thư cổ tử cung. Từ đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế phù hợp, có điều kiện để khẳng định chẩn đoán và điều trị đúng đắn cho bệnh nhân ngay từ đầu.