Thay đổi nền công nghiệp sản xuất toàn cầu thông qua việc tự động hóa quy trình sản xuất, kết hợp các hệ thống ảo và thực thể, hội tụ của các công nghệ mới là viễn cảnh các chuyên gia kỳ vọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vậy đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì và cuộc cách mạng này liệu có ảnh hưởng gì tới công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước của Việt Nam hiện nay?
1. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Nhìn lại lịch sử, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỷ IXX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Giữa thế kỷ IXX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.
Thời điểm hiện tại là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và Internet of Things (IoT). Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp và phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.
2. Nội dung và tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,v.v. Các công nghệ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sức mạnh tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thông minh nhân tạo, và từ đó sẽ là nền tảng để xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.
Ví dụ các tổ chức, hình thức kinh doanh mà rô bốt sẽ là nhân lực chủ đạo thay thế cho con người trong tương lai.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu nhất cho các bên liên quan.
3. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới:
Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.
Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.
Một ví dụ là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp rắp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công rô bốt, và đương nhiên sẽ kéo theo là những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý, chẳng hạn tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế cho con người.
Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Theo cách nhìn nhận đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước phát triển khi nhu cầu nhân lực có trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây cũng làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị bao gồm những điều chỉnh về thuế và an sinh xã hội.
Một viễn cảnh khác là các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện khi các vấn đề an ninh quốc gia ngày càng phức tạp với sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống (như chiến tranh mạng, vũ khí sinh học). Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với cả doanh nghiệp và chính phủ.
4. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Việt Nam bao gồm giáo dục và khoa học công nghệ:
Những nước như Hàn Quốc, Ấn độ đã tận dụng khá thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Việt Nam sẽ chuẩn bị để đón nhận cơ hội và thích ứng với các thách thức này như thế nào trong tương lai?
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội bùng nổ cho các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa biết tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số cho các công ty cũng không đòi hỏi nhiều, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận gần hơn với các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn.
1. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Nhìn lại lịch sử, thời kỳ cuối thế kỷ XVIII chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sự ra đời của động cơ hơi nước và năng lượng nước đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới với việc cơ giới hoá sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Giai đoạn sau của thế kỷ IXX là sự bùng nổ của kỹ thuật điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt, đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Giữa thế kỷ IXX là thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, công nghệ thông tin bắt đầu bùng nổ nhanh chóng và quá trình sản xuất được tự động hóa dựa trên hệ thống quản lý máy tính, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.
Thời điểm hiện tại là giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa – rô bốt, và Internet of Things (IoT). Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp và phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, sẽ phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có tiền lệ so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.
2. Nội dung và tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được tạo nên bởi sự hội tụ của các công nghệ mới chủ yếu như IoT- Internet kết nối mọi vạn vật, rô bốt cao cấp, công nghệ in ấn 3D, điện toán đám mây, công nghệ di động không dây, trí tuệ thông minh nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử,v.v. Các công nghệ sẽ mang tính liên ngành sâu rộng, sức mạnh tiếp cận và xử lý số lượng lớn các yêu cầu từ khách hàng tại cùng một thời điểm, dung lượng lưu trữ dữ liệu không giới hạn, những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực tương tác giữa máy móc và thế giới sinh học, trí thông minh nhân tạo, và từ đó sẽ là nền tảng để xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.
Ví dụ các tổ chức, hình thức kinh doanh mà rô bốt sẽ là nhân lực chủ đạo thay thế cho con người trong tương lai.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu nhất cho các bên liên quan.
3. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới:
Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.
Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Thêm vào đó, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm minh bạch hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.
Một ví dụ là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp rắp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công rô bốt, và đương nhiên sẽ kéo theo là những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý, chẳng hạn tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế cho con người.
Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ nếu hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và công dân.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động). Theo cách nhìn nhận đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước phát triển khi nhu cầu nhân lực có trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây cũng làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị bao gồm những điều chỉnh về thuế và an sinh xã hội.
Một viễn cảnh khác là các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện khi các vấn đề an ninh quốc gia ngày càng phức tạp với sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống (như chiến tranh mạng, vũ khí sinh học). Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với cả doanh nghiệp và chính phủ.
4. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến Việt Nam bao gồm giáo dục và khoa học công nghệ:
Những nước như Hàn Quốc, Ấn độ đã tận dụng khá thành công cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Việt Nam sẽ chuẩn bị để đón nhận cơ hội và thích ứng với các thách thức này như thế nào trong tương lai?
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội bùng nổ cho các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa biết tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời. Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số cho các công ty cũng không đòi hỏi nhiều, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận gần hơn với các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn.
Tuy nhiên, các công ty nội địa đứng trước thách thức phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (rô bốt bán tự động, điện toán đám mây…) để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị trường thương mại mờ nhạt dần. Đồng thời, phát triển công nghệ tiên tiến cũng có nghĩa là ưu thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam tại thời điểm hiện tại sẽ trở thành bất lợi lớn cho sự phát triển công nghiệp của đất nước giai đoạn mới, đồng thời đặt gánh nặng lên nền kinh tế quốc gia trong việc giải quyết việc làm cho một số lượng lớn nhân công trình độ thấp.
Về mặt giáo dục, khả năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam đứng trước yêu cầu đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như khoa học về vật liệu mới tiên tiến, công nghệ thông tin, công nghệ nano, tự động hóa, điện tử viễn thông, lưu trữ năng lượng. Các cơ sở đào tạo gặp khó khăn do nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khó dự đoán, tốc độ thay đổi công nghệ diễn ra thần tốc. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp của người học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và doanh nghiệp để cung cấp một môi trường thực hành cao giúp người học tiếp cận các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.
Chúng ta phải có một triết lý rõ ràng, dễ hiểu dễ vận dụng về giáo dục đại học (được hiểu là bao gồm các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học).
Tháng 6.2016 vừa qua, khi dự hội nghị quốc tế ACCMS TM 2016 tại Ấn Độ, ngay tại hội trường lớn nhất của RMS University, có một khẩu hiệu lớn “LEARN, LEAP, LEAD” (tạm dịch là học, nắm bắt cơ hội và nhảy vọt, dẫn dắt và lãnh đạo). Phải chăng đó chính là triết lý giáo dục đại học của Ấn Độ? Phải chăng đó là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo nhằm đào tạo, chuẩn bị hành trang từ trong tiềm thức đến hành động cho thế hệ trẻ tương lai của Ấn Độ?
Chúng ta cũng cần nghiên cứu các mô hình đào tạo mới găn với việc đổi mới và cấu trúc lại chương trình đào tạo trong một số ngành và lĩnh vực. Mô hình đào tạo “kỹ sư toàn cầu” – khái niệm kỹ sư hoàn toàn mới, đã bắt đầu được đào tạo tại Nhật Bản từ 2015, tại Tokyo Institute of Technology (GSEP: Global Scientists and Engineers Program). Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và phát triển bền vững – có thể là một trong những giải pháp phù hợp đáp ứng nguồn nhân lực của tương lai?.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam cũng cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học,…và xa hơn là cả những vấn đề sẽ nảy sinh trong lĩnh vực quản trị, quản lý và khoa học pháp lý. Việt Nam cần có chiến lược để xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Suy cho cùng, mấu chốt là cần có nhân tài. Cần thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và gây dựng để Việt Nam có những nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực này. Muốn như vậy, có lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Liệu chúng ta có mạnh dạn như Hàn Quốc đã quyết tâm và đầu tư cho Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến (KIST) của họ trong những năm 60 của thế kỷ XX?
Cuối cùng, sự định hướng phát triển tương lai phụ thuộc vào tư duy, cách thích ứng với thay đổi và quyết tâm chính trị của các cá nhân, lãnh đạo các tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và các nhà lập, hành pháp, tư pháp ở cấp độ vĩ mô. Đổi mới chiến lược phát triển, thu hút – trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp, kết hợp đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu ở trình độ cao trong dài hạn có thể cho phép Việt Nam vừa bảo vệ quyền lợi người dân vừa hỗ trợ sáng tạo và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nguyễn Đình Đức