Báo “Miền Nam Việt Nam chiến đấu” và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Đã có một thời tờ báo Miền Nam Việt Nam chiến đấu, tờ báo đối ngoại của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam – ra đời cuối năm 1965 – đã tranh thủ được cảm tình, sự ủng hộ và đón nhận nhiệt tình của bạn đọc, được đánh giá là tiếng nói của chiến trường, tiếng nói của các du kích trong bưng biền…Nhiều bạn đọc, cộng tác viên đã nhiệt tình giúp đỡ, làm cho tiếng nói ấy càng vang xa, lan rộng, tích cực góp phần vào chiến thắng kẻ thù xâm lược và tay sai.

 

Lúc đầu báo ra mỗi tháng hai kỳ, mỗi kỳ 5.000 bản. Đến đầu năm 1970, báo ra mỗi tháng 3 kỳ và đến giữa năm 1971, bắt đầu ra mỗi tháng 4 kỳ, có kỳ lúc cao nhất phát hành hơn 100.000 bản. Về nội dung, báo có nhiều chuyên mục: xã luận, bình luận, chuyên luận. Các chuyên mục: Trong vùng giải phóng của chúng tôi, Trong các đô thị¦đăng các tiểu phẩm, tranh ảnh, tranh châm biếm, tranh ghép theo chủ đề đả kích, vạch trần các luận điệu tuyên truyền lừa bịp, gian trá, xảo quyệt của kẻ thù và tay sai, đồng thời khai thác ở nhiều tờ báo nước ngoài những bài vở, tranh ảnh về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và về cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Đặc biệt tờ báo luôn dành đất phản ánh tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vì đó là một trong hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng ta đã đề ra lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Theo quyết định của Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, từ sau số 314 – 315, ra ngày 1-9-1975, tờ Miền Nam Việt Nam chiến đấu sẽ không xuất bản nữa để tổ chức lại tốt hơn công tác tuyên truyền đối ngoại nhằm phục vụ việc tìm hiểu và nghiên cứu về Việt Nam của bè bạn khắp năm châu¦

¦Có thể nói, đây là một trong những tờ báo phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và rộng rãi nhất về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Theo ông Huỳnh Hùng Lý, nguyên Tổng Biên tập của tờ báo này thì, riêng trong thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh, báo Miền Nam Việt Nam chiến đấu ra hàng tuần, mỗi số đều phải tăng lên 10 đến 12 hoạc 16 trang, in trên giấy tốt, rất trắng mỏng, phát hành đến hơn 120 nước, khu vực trên thế giới với số lượng hơn 100.000 tờ/mỗi thứ tiếng Anh, Pháp/kỳ. Số đầu tiên tuyên truyền cho chiến dịch Hồ Chí Minh là số 294 ra ngày 31-3-1975. Ngoài các chuyên mục thường kỳ như: trang quốc tế, trang Lào, Campuchia, trang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số trang còn lại đăng thông cáo về chiến thắng Tây Nguyên, bài Thành phố Buôn Ma Thuột giải phóng, ảnh Nhân dân Tây Nguyên múa hát mừng chiến thắng, bài xã luận Những chiến thắng có tầm cao chiến lược, bài Tây Nguyên giàu có và anh hùng, bài Giở lại các trang tội ác của Mỹ Thiệu ở Tây Nguyên. Bên ngoài bìa đăng bản đồ các trận đánh ở miền Nam Việt Nam với những dòng tít lớn : Thắng lớn của các lực lượng vũ trang giải phóng, 7 tỉnh hoàn toàn giải phóng, Hơn 120.000 quân địch loại khỏi vòng chiến đấu, Hơn một triệu dân nổi dậy giành chính quyền.

Các số báo tiếp sau số 294 phản ánh các chiến thắng dồn dập của quân và dân ta ở Trung bộ. Với hình ảnh cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang phất phới trên cột cờ cố đô Huế, dưới những dòng tít lớn Huế và Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng, số báo 295 đăng những hình ảnh quân và dân Huế chiến đấu, nổi dậy và chiến thắng, reo vui trên những chiếc xe tăng, phất cao cờ, vượt qua cầu Tràng Tiền. Bên cạnh bản đồ các trận đánh thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng,… trên trang 4, nổi bật tựa đề Chiến thắng vang dội ở Trung bộ.

Trong số báo 298 ngày 28-4, báo đăng tin Bình Thuận và Xuân Lộc đã được giải phóng và hai trang ảnh hoạt động của quân và dân các Tây Nguyên và Nam Trung bộ trong cuộc chiến tranh giải phóng và xây dựng nếp sống mới. Báo còn đăng bài phỏng vấn của Thông tấn xã Giải Phóng với Nguyễn Thành Trung người ném bom Dinh Độc Lập. Số báo 299 ra ngày 5-5 có 16 trang, đã in ở trang bìa những dòng chữ lớn màu đỏ : Đêm 1-5, miền Nam Việt Nam đã được hoàn toàn giải phóng. Bên dưới là ảnh xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập với lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang được giương cao với dòng chú thích: Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Quân giải phóng đã tiến vào Dinh Độc Lập. Số báo đã có nhiều trang tường thuật cuộc ném bom Bộ Tư lệnh không quân Mỹ – ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất, cuộc tháo chạy của quân Mỹ với 60 máy bay trực thăng, 18 máy bay vận tải C.130 và 40 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 trong 4 ngày. Trên trang 6 là bản đồ trận tiến công vào thành phố Sài Gòn dưới dòng tít lớn: Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. Ở các trang sau, báo đăng Nhật lệnh của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam; Chính sách 10 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở những vùng mới giải phóng và bài Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Báo cũng đăng Thông báo của Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời về tài sản của chính quyền Thiệu ở nước ngoài, về các cơ quan ngoại giao của chính quyền Thiệu ở các nước. Sau ngày giải phóng, quân dân ta và các ủy ban quân quản còn rất nhiều việc phải làm để ổn định tình hình. Tất cả các hoạt động đó đều được phản ánh đầy đủ trên báo Miền Nam Việt Nam chiến đấu từ số 300 đến cả mười số về sau. Đặc biệt trong số 301 – 302 ra ngày 19-5, báo đăng bức ảnh Bác Hồ đang tưới cây vú sữa với lời chú thích: Miền Nam luôn trong trái tim tôi¦

35 năm đã trôi qua, dư âm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và của Đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn còn nguyên vẹn. Trong dư âm vĩnh hằng đó, có sự đồng góp không nhỏ của tờ Miền Nam Việt Nam chiến đấu. Nhưng không hiểu sao tờ báo này đang dần bị lãng quên. Ngay cả tên gọi của tờ báo mà nhiều người vẫn không biết tới. Đây đang là vấn đề mà nguyên Tổng Biên tập tờ báo này- ông Huỳnh Hùng Lý, và rất nhiều bạn đọc đã từng yêu quí tờ báo này quan tâm ¦

Nguyễn Thị Thọ (Trường CĐSP Thừa Thiên Huế)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email