Vệ sinh an toàn thực phẩm – một vấn đề nóng

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gắn liền, chặt chẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân. Đây không chỉ là vấn đề bức xúc trước mắt, mà còn là vấn đề cơ bản lâu dài trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói trong phiên họp toàn thể của Quốc hội, ngày 10-6-2009.

Theo một báo cáo gần đây của Bộ NN&PTNT thì kết quả kiểm tra ngẫu nhiên trên rau quả tươi ở một số tỉnh, thành phố ở quý III, quý IV năm 2008, trong 76 mẫu rau có đến 40 mẫu ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 52,6%). Tình trạng sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện đang được sử dụng một cách tùy tiện, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn.

http://lenduong.vn/wp-content/uploads/2009/09/tp1.jpg

Báo chí đã từng lên tiếng cảnh báo về vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong do uống phải loại rượu được sản xuất từ cồn công nghiệp, cồn đã pha chế, hòa với đạm urê, clo, men Trung Quốc và một số hóa chất khác. Người tiêu dùng cũng đã từng giật mình và nơm nớp lo sợ bởi nhiều vấn đề khác như sữa nhiễm Melamine, xúc xích nhiễm độc chất Polychlorobifenyls, bơ đậu phộng nhiễm khuẩn Salmonella typhimurium, nước tương có hàm lượng 3 – MCPD vượt quá mức quy định của Bộ Y tế từ 4 lần đến 488 lần,…Đặc biệt, trong tháng 7 năm 2009, người tiêu dùng phải chịu một cơn dư chấn mạnh bởi vụ hàng trăm tấn thịt quá hạn của Công ty cổ phần Thực phẩm Việt Nam (VinaFood Corporation). Những sản phẩm đông lạnh có hạn sử dụng đến tháng 4-2009, được dán chồng hạn sử dụng mới đến tháng 4-2010. Mới đây, ngaÌ€y 21/12, dantri.com.vn đưa tin Phòng Cảnh sát môi trươÌ€ng cùng các đơn viÌ£ liên ngaÌ€nh địa phương đã kiểm tra, phát hiện 150 kg mỡ, 1.720 kg mỡ nước, 160 kg tóp mỡ, 340 kg da lơÌ£n sấy khô, 50 kg da chưa chế biến không rõ nguồn gốc đã và đang được chế biến tại hai cơ sở rất mất vệ sinh và nặng mùi hôi thối ở phươÌ€ng Hương Sơ vaÌ€ phươÌ€ng Vỹ DaÌ£.

Một nguy cơ có liên quan đến sức khỏe con người hiện nay là dịch vụ thức ăn đường phố. Đây là loại hình đang ngày càng phát triển và khó kiểm soát. Với dịch vụ này, bên cạnh những tiện ích nhất định, nó bộc lộ rất nhiều nhược điểm. Thức ăn đường phố rất dễ bị ô nhiễm và là nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh truyền qua thực phẩm bởi thiếu hạ tầng cơ sở và các dịch vụ vệ sinh môi trường như: cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, các công trình vệ sinh, trang bị chế biến bảo quản,¦Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong tổng số vụ ngộ độc hàng năm xảy ra trên cả nước, có tới 76,2% số vụ do thức ăn đường phố và dịch vụ ăn uống công cộng gây ra.

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề thời sự, có nhiều vấn đề liên quan. Thế nhưng, nước ta là nước đang phát triển, người dân còn nghèo, cho nên chỉ mỗi việc sản xuất nguồn rau sạch, rau an toàn cũng đã và đang là một dấu hỏi. Cái tốn kém đầu tư cho rau an toàn nằm ở việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với nhà nylon, hệ thống tưới phun và kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,¦tất cả đều cần đầu tư. Với một ngành nông nghiệp, chịu nhiều tác động của thời tiết và rủi ro khác, chúng ta chưa dám mơ tới sự bùng nổ của nông nghiệp sạch. Bên cạnh đó, việc giám sát vấn đề VSATTP còn có sự chồng chéo, chưa chặt chẽ, vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu tiền. Chế tài cho việc xử phạt còn chưa nghiêm, còn có nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho các đối tượng vi phạm có điều kiện lách luật. Vì thế, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh, do chạy theo lợi nhuận vẫn tiếp tục kinh doanh những mặt hàng thực phẩm kém chất lượng, không bảo đảm VSATTP.

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra những chế tài đủ mạnh, điều chỉnh lại mức phạt vi phạm VSATTP nặng hơn để tạo hiệu lực răn đe. Cần nhanh chóng tiến tới việc xã hội hóa công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Người tiêu dùng đều có trách nhiệm giám sát, phát hiện những cách làm ăn gian dối, không mua những mặt hàng kém chất lượng. Việc thể chế hóa quyền khởi kiện của công dân trong trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng cần được nghiên cứu, ban hành. Trước mắt, cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi Pháp lệnh VSATTP; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời cụ thể hóa các chế tài xử lý vi phạm; xử phạt thật nghiêm lực lượng, địa phương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như gây ra dịch bệnh, kể cả phải xử lý hình sự (Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng).

Bảo đảm VSATTP là trách nhiệm của cả cộng đồng, của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nguyễn Trung Giang (Đại học Y Dược Huế)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email