Tác giả: Thủy Tiên
* GS. Tsutsui Kazunobu là người đã đóng vai trò tích cực và quan trọng để hình thành mối quan hệ giữa hai Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế và ĐH Tottori, Nhật Bản từ những năm cuối thập niên 2000. GS. Tsutsui Kazunobu đã trực tiếp và hỗ trợ đào tạo nghiên cứu sinh, thạc sĩ cho giảng viên Khoa Địa lý – Địa chất, Trường ĐH Khoa học, đồng thời tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu chung về quy hoạch vùng, phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, giáo sư cũng đã trực tiếp và xúc tiến tổ chức các đợt trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên giữa ĐH Tottori với Trường ĐH Khoa học và Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế. (baothuathienhue.vn)
- Là Giáo sư khoa học nghiên cứu nông thôn, tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu chung về quy hoạch vùng, phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng ở Việt Nam, Ông có những chia sẻ gì, cũng như những khó khăn thách thức về quá trình thực hiện.
(1) Trong các nghiên cứu thực tế về quy hoạch nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn và phát triển cộng đồng, thời gian của dự án thường rất dài. Nguyên nhân là do chúng tôi phải tạo dựng mối quan hệ với người dân, Ủy ban nhân dân (UBND) và Hợp tác xã (HTX) trước khi thảo luận về chủ đề chính.
(2) Điều quan trọng là phía Việt Nam cần phải có những đối tác có năng lực để có thể làm việc độc lập. Hiện nay, các cán bộ nghiên cứu của Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế đang hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện, v.v.
(3) Tuy nhiên, về việc hỗ trợ trong vấn đề quốc tế, chẳng hạn như thủ tục xin VISA, thì ở Huế chưa thật sự hiệu quả so với ở Hà Nội, lúc mà tôi thực hiện các dự án trước đây. Ngay cả khi đã là Giáo sư danh dự của Đại học Huế, vấn đề này vẫn không thay đổi gì.
- Giáo sư có thể cho biết một số điểm khác biệt giữa nông thôn Nhật Bản và nông thôn Việt Nam được không?
Trong 50 năm qua, dân số nông thôn của Nhật Bản ngày càng giảm và già hoá, nhưng trong 10 năm gần đây, những người trẻ tuổi ở thành thị đã bắt đầu quan tâm đến lối sống ở nông thôn, tạo nên trào lưu “quay về cuộc sống nông thôn”. Mặt khác, các nông thôn Việt Nam đang ngày càng già hoá, rất nhiều thanh niên ở nông thôn đang chuyển lên thành thị. Có thể nói, sự quan tâm của giới trẻ Nhật Bản và Việt Nam đối với cuộc sống nông thôn là khác nhau.
- Theo Giáo sư, Nông thôn Việt Nam, đặc biệt là tại Thừa Thiên Huế, có những vấn đề gì đáng lưu tâm và cần giải quyết?
Thứ nhất, điều quan trọng là phải phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn trong 10 năm tới, khi mà dân số nông thôn Việt Nam có chiều hướng giảm. Một trong những ý kiến nên được xem xét đó là thực hiện chương trình thực tập phát triển cộng đồng bởi Ủy ban nhân dân và Hợp tác xã nông thôn cho sinh viên đại học.
Thứ hai, điều quan trọng không kém đó là phát triển các doanh nghiệp cộng đồng do Hợp tác xã đứng đầu. Cần có các dự án về chế biến nông sản và du lịch cộng đồng ở nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải lập kế hoạch các hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn dựa trên khái niệm SDGs: Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, ví dụ như sản xuất điện quy mô nhỏ và sản xuất địa phương cho các hoạt động tiêu dùng địa phương.
- Cuối cùng, hãy cho chúng tôi biết về mục tiêu và dự án trong tương lai của Giáo sư.
Hiện tại tôi đang thực hiện các chương trình trong dự án “Nghiên cứu về khả năng phát triển nông thôn nội sinh ở miền Trung Việt Nam và các khu vực khí hậu gió mùa ở Châu Á trong khuôn khổ KASO – Suy giảm dâm số” (Số chủ đề nghiên cứu: 18KK0344) đượ hỗ trợ bởi JSPS (Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản).
(1) Nghiên cứu khả thi các chương trình thực tập phát triển cộng đồng ở nông thôn Việt Nam
(2) Nghiên cứu vai trò của HTX trong kinh doanh cộng đồng ở nông thôn Việt Nam
(3) Xây dựng Chương trình CBPR (Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng) về phát triển cộng đồng nông thôn cho các nhà nghiên cứu trẻ tại Đại học Huế
*Xin cảm ơn Giáo sư.