Những Quy định về Chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020” và “Quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020”, Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử tổng hợp Liên hiệp hội xin giới thiệu đến bạn đọc một số nội dung chính về Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020”.

Nhằm nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; Hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020” và “Quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020”Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử tổng hợp Liên hiệp hội xin giới thiệu đến bạn đọc một số nội dung chính về Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020”.

A. Đối tượng áp dụng: Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020” được áp dung cho các đối tượng sau:

1. Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới (trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

2. Các cơ quan quản lý nhà nước; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Các nhiệm vụ của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020 được ưu tiên hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

B. Chính sách và cơ chế hỗ trợ:

1. Hỗ trợ theo định mức để khuyến khích phát triển tài sản trí tuệ

1.1. Tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn: Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/văn bằng bảo hộ được cấp.

1.2. Tạo lập và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn: Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/văn bằng bảo hộ được cấp.

1.3. Tạo lập và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn: Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/văn bằng bảo hộ được cấp.

1.4. Tạo lập và đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn: Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ được cấp.

1.5. Tạo lập và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của đặc sản địa phương ra nước ngoài: Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/văn bằng bảo hộ được cấp tại các nước ASEAN và 60 triệu đồng/văn bằng bảo hộ được cấp tại các nước khác.

1.6. Hỗ trợ tham gia Hội chợ, triển lãm giới thiệu đặc sản, sản phẩm làng nghề trong nước không quá 15 triệu đồng/1 cơ sở cho một lượt tham gia; hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1 cơ sở cho 1 lượt tham gia Hội chợ, triển lãm giới thiệu đặc sản, sản phẩm làng nghề ở nước ngoài (được cơ quan quản lý lựa chọn). Mỗi cơ sở được hỗ trợ không quá 2 lượt/năm.

2. Hỗ trợ 50% kinh phí, để thực hiện các dự án

2.1. Áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam). Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/1 dự án.

2.2. Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến; áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản Huế. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/1 dự án.

3. Hỗ trợ 70% kinh phí, để thực hiện các dự án

3.1. Tạo lập, đăng ký bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản, sản phẩm làng nghề trên địa bàn. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/1 dự án.

3.2. Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản địa phương, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 350 triệu đồng/1 dự án.

3.3. Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản, sản phẩm làng nghề. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 1 tỷ đồng/1 dự án.

4. Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% kinh phí, để thực hiện các nội dung

4.1. Nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ;

4.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ nhằm thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

Hồ Đức Hưng

CVP LHH

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email