Một số giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công tác phản biện xã hội tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV,PB&GĐXH) là nhu cầu của xã hội, là trách nhiệm của trí thức khoa học và công nghệ đóng góp công sức, trí tuệ của mình trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ là hoạt động mang tính xã hội, độc lập khách quan. Là hình thức để trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cở sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho đảng, nhà nước và các cơ quan có thầm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức. Là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đối với đất nước. Trong thời gian qua, sự đóng góp của đội ngũ trí đã góp phần không nhỏ đối với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao và ghi nhận. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được xem như là một hoạt động mang tính chất đặc thù của riêng đội ngũ trí thức.

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội sẽ phát huy một cách hiệu quả tối đa khi được tổ chức, thực hiện một cách khoa học, trung thực và bài bản thông qua tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức, đó chính là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật – điều này đã được được thực tiễn chứng minh. Chính tầm quan trọng của nó, mà ngày 30/1/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 22 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Và gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 14, ngày 14/02/2014 với những nội dung phù hợp với thực tiễn để thay thế Quyết định số 22 nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động này. Tuy nhiên, năng lực tổ chức, thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiêp các hội khoa học và kỹ thuật của nhiều tỉnh trên cả nước nói chung còn hạn chế và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (Liên hiệp hội) là tổ chức chính trị – xã hội với bề dày hơn 23 năm xây dựng và phát triển, với chức năng là tập hợp rộng rãi đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà và xác định là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và các tổ chức xã hội để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế là nhiệm vụ thường xuyên.

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội của của đội ngũ trí thức nói chung và công tác phản biện xã hội nói riêng của Liên hiệp hội trong thời gian qua bước đầu phát huy hiệu quả và đã đạt được một số kết quả nhất định. Liên hiệp hội đã tập hợp, phát huy và khai thác tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh; cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tỉnh định hướng, đề ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với điều kiện thực tế tại của địa phương; tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân ban hành các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức và tập hợp các chuyên gia phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà; Liên hiệp hội và đội ngũ trí thức đủ khả năng, tâm huyết và luôn sẵn sàng tham gia hoạt động TV PB&GĐXH các vấn đề quan trọng của tỉnh; tầm quan trọng của công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng được chính quyền, các ban ngành, đơn vị địa phương nhận thức đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa phản ánh hết tiềm năng, thế mạnh của lực lượng đông đảo trí thức Thừa Thiên Huế; tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức chưa được phát huy và khai thác có hiệu quả, nhất là đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, trí thức ở xa quê hương trong việc tham gia xây dựng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà. Nguyên nhân khách quan là nhận thức của một số ban ngành, đơn vị có thẩm quyền địa phương nhận thực về tầm quan trọng của công tác TV,PB&GĐXH đối với các chủ trương đường lối, chính sách quan trọng của tỉnh, các đề án lớn, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa đầy đủ, vẫn còn tâm lý e ngại và xem nhẹ tầm quan trọng của công tác này; các cơ sở pháp lý về TV,PB&GĐXH của Đảng, Nhà nước chậm được thể chế hóa bằng các chính sách, cơ chế phù hợp với điều kiện địa phương để tạo thuận lợi, động lực thúc đẩy phát huy hiệu quả; thiếu sự chủ động và phối hợp giữa các ban ngành chức năng của tỉnh với Liên hiệp hội trong việc đề xuất, thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà. Bên cạnh, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thực về tầm quan trọng của công tác TV,PB&GĐXH đối với các chủ trương đường lối, chính sách quan trọng của tỉnh, các đề án lớn, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa được liên hiệp hội đẩy mạnh, một lý do quan trọng đặc biệt là năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức chưa được phát huy.

Qua thực tiễn thực hiện, để phát huy hiệu quả hoạt động TV,PB&GĐXH thì xã hội cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác TV,PB&GĐXH, có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TV,PB&GĐXH, con người và tổ chức thực hiện. Yếu tố con người và tổ chức thực hiện là nhân tố quan trong quyết định việc thể hiện năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp hội. Xác định được điều này, trong thời gian qua đã không ngừng thực hiện một số giải pháp, biện pháp để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động TV,PB&GĐXH: Tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác TV,PB&GĐXH cho đội ngũ trí thức, ban ngành, đơn vị thẩm quyền địa phương và xã hội; Thúc đẩy việc thể chế hóa các cơ sở pháp lý về TV,PB&GĐXH của Đảng, Nhà nước để tạo ra cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi và động lực thúc đẩy phát huy hiệu quả việc khai thác tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức tham gia xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà; Nâng cao tính chủ động của Liên hiệp hội và đội ngũ trí thức trong việc đề xuất các nhiệm vụ TV,PB&GĐXH đối với các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng; chương trình, dự án lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; chính sách xây dựng đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh công tác tư tưởng và tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ TV,PB&GĐXH; Tạo mối liêt kết, phối hợp chặt chẽ giữa Liên hiệp hội với các sở, ban ngành, đơn vị địa phương để đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội và đội ngũ trí thức. Nhìn chung, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Liên hiệp hôi trong thời gian qua đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình, đã tập hợp các chuyên gia đóng góp được nhiều ý kiến tư vấn cho tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Các nội dung phản biện và các ý kiến đề xuất của Liên hiệp hội được lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan đánh giá cao.

Để hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có hiệu quả, bảo đảm sự tin cậy của xã hội, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, tăng cường xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức và thực hiện hoạt động này.., Liên hiệp hội đã tiến hành tổ chức biện soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ TV,PB&GĐXH, cụ thể là đã xây dựng sổ tay tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn nghiệp vụ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội và các hội thành viên để ngày càng trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả thiết thực hơn; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ Liên hiệp hội nhằm tập hợp rộng rãi, huy động trí tuệ đội ngũ trí thức xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện nhiệm vụ TV,PB&GĐXH và giới thiệu chuyên gia khi các địa phương và các tổ chức cần. Ngoài việc tham mưu để UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách, tập hợp chuyên gia, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng TV, PB & GĐXH, Liên hiệp hội luôn sẵn sàng tham gia hoạt động TV, PB & GĐXH để hiến kế cho các vấn đề quan trọng.

ThS. Hồ Thành

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email