Đặc điểm địa hình – địa mạo khu vực huyện Nam Đông

Khu vực huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm địa hình núi thấp, đồi chuyển tiếp và một số thung lũng nhỏ giữa núi với những cánh đồng hẹp, kéo dài dạng đồng bằng tích tụ giữa núi.

Khu vực huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm địa hình núi thấp, đồi chuyển tiếp và một số thung lũng nhỏ giữa núi với những cánh đồng hẹp, kéo dài dạng đồng bằng tích tụ giữa núi.

Các quá trình xâm thực, bóc mòn, trượt lở… làm cho địa hình ở đây biến đổi phức tạp, mạng sông suối phát triển theo dạng tỏa tia. Những quả đồi có bề mặt lồi, thoải rộng, độ dốc của sườn 20-250, bề mặt địa hình bị phân cắt yếu bởi các thung lũng xâm thực do dòng chảy tạm thời.

Khu vực nghiên cứu có địa hình chủ yếu là núi thấp, đồi cao và đồi trung bình. Trong đó, địa hình lòng sông và các bãi bồi cao 30-50 m chiếm 4,8% diện tích; địa hình núi thấp 250-880 m chiếm 13,6% diện tích, địa hình đồi cao 120-250 m chiếm 29,3% diện tích, địa hình đồi trung bình 80-120 m chiếm 17,1% diện tích, địa hình gò đồi thấp 70-80 m chiếm 8,8% diện tích; địa hình cao từ 60-70 m chiếm 12,9% diện tích; địa hình cao 50-60 m chiếm 13,3% diện tích vùng nghiên cứu.

Căn cứ vào độ cao địa hình và đặc điểm hình thái, khu vực nghiên cứu có thể chia thành 7 vùng có cao độ khác nhau như sau (Hình 1):

Hình 1. Phân vùng độ cao địa hình khu vực nghiên cứu

  • Vùng có độ cao 30-50 m: Phân bố chủ yếu dọc các lòng sông Thượng Lộ và Tả Trạch. Các sông này kéo dài theo hướng Bắc Nam và ở trung tâm khu vực nghiên cứu có nhánh sông Thượng Lộ nối với sông Tả Trạch, hướng dòng chảy theo phương á vĩ tuyến. Tổng diện tích khoảng 3,29 km2.
  • Vùng có độ cao 250880 m: Tập trung nhiều chủ yếu ở phía Đông Khe Tre, Hương Lộc và Tây Hương Giang, Hương Sơn. Tổng diện tích khoảng 9,32 km2.
  • Vùng có độ cao 120250 m: Tập trung nhiều nhất ở phía Đông thị trấn Khe Tre, xã Hương Lộc và phía Tây xã Hương Sơn, Hương Giang. Tổng diện tích vùng này lớn nhất, chiếm khoảng 20,11 km2.
  • Vùng có độ cao 80120 m: Phân bố đều ở các xã và thị trấn trong vùng nghiên cứu. Tổng diện tích khoảng 11,74 km2.
  • Vùng có độ cao 7080 m: Tập trung nhiều nhất ở xã Hương Hòa, còn lại phân bố rải rác ở các xã khác và thị trấn Khe Tre. Tổng diện tích khoảng 6,05 km2.
  • Vùng có độ cao 60-70 m: Tập trung nhiều nhất ở xã Hương Hòa, Hương Lộc, rải rác ở các xã Hương Sơn và thị trấn Khe Tre. Tổng diện tích khoảng 8,90 km2.
  • Vùng có độ cao 50-60 m: Phân bố hai bên lòng sông Thượng Lộ và Tả Trạch, tại các xã Hương Sơn, Hương Giang, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre. Tổng diện tích khoảng 9,11 km2.

Trên cơ sở tuổi và nguồn gốc, địa hình ở khu vực nghiên cứu được phân chia thành hai kiểu địa hình là địa hình bóc mòn và địa hình tích tụ.

  • Địa hình bóc mòn: Gồm sườn xâm thực sâu, xâm thực bóc mòn phát triển trên núi đá xâm nhập magma phức hệ Hải Vân, Chà Vằn; sườn bóc mòn tổng hợp phát triển trên đá trầm tích lục nguyên các hệ tầng Long Đại và Tân Lâm. Các dạng địa hình này phân bố ở khu vực miền núi và vùng đồi.
  • Địa hình tích tụ: Bao gồm các đơn vị địa mạo như bề mặt tích tụ aluvi – proluvi, thềm bậc I, bề mặt bãi bồi aluvi và bề mặt hồ đầm lầy.

BÙI THẮNG

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email