Trạng thái đề tài:
Lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập
Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng
Năm: 2025
Ngày nộp đề tài: 24/01/2025
Thông tin nhóm tác giả
Tên tác giả / nhóm tác giả: Ngô Thị Minh Thy, Lê Bảo Phương
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Diễm Thúy
Đơn vị học tập (làm việc): Lớp 6/1, Trường THCS Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ đơn vị: Trường THCS Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tính mới của giải pháp
Trong danh mục thiết bị dạy học đã có sa bàn về chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 nhưng đa số được làm bằng nhựa, kim loại, thạch cao… nên giá thành rất cao nên mua sẽ tốn kém, nhà trường khó có thể trang bị đầy đủ tới giáo viên và học sinh. Sa bàn “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” được tạo dựng từ nguồn vật liệu gần gũi, thân thiện với môi trường và có thể khai thác, tận dụng sẵn ngay tại địa phương nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Hơn thế, thông qua việc tự mình nghiên cứu diễn biến các trận đánh và tự tay mình tái hiện trên sa bàn các bạn học sinh có thể có cơ hội tìm hiểu sâu, nhớ kĩ phần kiến thức liên quan, được trải nghiệm hoạt động tái chế, từ đó không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tính sáng tạo
Sa bàn “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938” được sử dụng trong học tập “Bài 19 – Bước ngoặc lịch sử đầu thế kỉ X”, nội dung “II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đầu năm 938” giúp chúng em dễ nhớ hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử, hào hứng hơn trong tiết học.
Sa bàn “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” được hoàn thiện với nguyên liệu chủ yếu được tận dụng, dễ tìm kiếm dễ lắp đặt, các bạn học sinh và quý thầy cô có thể nghiên cứu và lắp ráp để tăng cường nguồn đồ dùng, học liệu trong trường học, giúp các bạn học sinh dễ nhớ hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử, hào hứng hơn trong tiết học.
Sa bàn rất tiện lợi, dễ quan sát, mọi người đều được trải nghiệm một cách đơn giản, thuận tiện, an toàn nên có thể trưng bày ở phòng học bộ môn để học sinh và những ai yêu thích bộ môn có thể tự mình khám phá diễn biến của trận đánh nổi tiếng này.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Những mô hình này đơn giản, dễ chế tạo, tận dụng được những vật liệu sẵn có nên giá thành tương đối thấp. Các thiết kế mô hình như vậy có thể sử dụng trong nhiều môn học khác nhau như Lịch sử, Vật Lý, Địa lý, Công nghệ, Mĩ thuật, Tiếng Anh… để các bạn có thể có cơ hội tìm hiểu sâu, nhớ kĩ phần kiến thức liên quan, được trải nghiệm hoạt động tái chế, từ đó không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.