Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của cao chiết từ cây Cứt quạ(Gymnopetalum chinense. Lour) và điều chế một só sản phẩm ứng dụng

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 25/01/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Trần Bảo Long, Nguyễn Thị Bảo Ngân

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Trung Hiếu, GV. Trương Thế Nhật Anh

Đơn vị học tập (làm việc): THPT Chuyên Quốc học Huế

Địa chỉ đơn vị: 12 Lê Lợi

Tính mới của giải pháp

Theo dân gian loài này hỗ trợ phụ nữ sau sinh và bảo vệ chức năng phổi, tuy nhiên qua tham khảo tài liệu, có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài này. Nhằm nâng cao giá trị ứng dụng cũng như làm sáng tỏ hoạt tính sinh học.

Tính sáng tạo

Nghiên cứu có khả năng nhân rộng cao do hiệu quả của nó về mặt ổn định số lượng, kinh tế, xã hội và môi trường. Với nguồn cây mọc hoang với tốc độ sinh trưởng lớn nên ổn định về số lượng. Tạo ra các sản phẩm như: Cốm hòa tan, Nước súc miệng thảo dược và trà thảo mộc

Hiệu quả kinh tế xã hội

Là một loài cây mọc hoang và có sức sinh sản hay sinh trưởng đều nhanh. Ngoài ra đây còn là một vật liệu không quá đắt vì theo lời của một số người dân thì loài cây này rất nhiều và tốc độ sinh trưởng cũng khá là nhanh. Ngoài ra chỉ cần những vật dụng có sẵn như : Ống cô cao sinh hàn, máy sấy, máy chiết song siêu âm,… và cả nguyên liệu không quá đắt như : Đường lactose (C12H22O11), hương liệu trái cây, mật ong,… Sử dụng loài cây ngoại lai này cách tốt nhất để gia tăng giá trị sử dụng của loài cây này . Ngoài ra còn giúp giảm thiểu số lượng quá lớn của loài cây này ở nước ta nhằm cân bằng lại hệ sinh thái.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email