Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Kết quả bước đầu tốt đẹp của dự án Thúc đẩy du lịch bền vững vì người nghèo và bảo tồn đa dạng sinh học ở đầm phá Tam Giang do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) thực hiện là đã xây dựng được tuyến du lịch ở phía Bắc phá Tam Giang. Sau vài lần khảo sát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL) đã thống nhất ưu tiên đẩy mạnh đầu tư tuyến du lịch này để làm điểm nhấn cho du lịch sinh thái trên đầm phá của tỉnh và chương trình off của Festival Huế 2010.
Với hành trình một ngày, du khách được đi ô tô từ Huế, ghé thăm Đình Thủ Lễ – một di tích văn hóa Quốc Gia, sau đó đến với thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng lợi, huyện Quảng Điền. Ở đây, du khách được nghe giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng ngư nghiệp, xem các mẫu vật ngư lưới cụ và các loài thủy hải sản đầm phá do chính người dân nghiên cứu và trưng bày. Đồng thời, du khách được thăm thú làng quê ngư nghiệp và tham gia hoạt động đan ngư lưới cụ với người dân. Sau khi đạp xe qua những vườn rau và đến thăm làng nghề đan lát Thủy Lập, người dân sẽ có dịp thưởng thức các đặc sản đầm phá như tôm, cua, trìa và các loại cá nước lợ (như cá dìa, cá hanh, cá dày,…) do chính người dân chế biến. Du thuyền trên phá và tham gia hoạt động đánh bắt cùng với người dân như đổ nò sáo, đạp trìa và bắt trìa sẽ tạo cho du khách một cảm giác vừa thư giãn vừa lao động thực thụ. Vượt phá Tam Giang, du khách sẽ đến với bãi biển Quảng Ngạn. Ở đó, ngoài việc ngắm biển và tắm biển, du khách có thể thưởng thức vũ điệu múa náp truyền thống của địa phương, tìm hiểu các hoạt động cộng đồng và các tổ chức hội. Trên đường về Huế, du khách có thể ghé tham quan và mua sản phẩm từ làng nghề truyền thống mây tre đan mỹ nghệ Bao La.
Để hoàn thiện tuyến du lịch này, CSRD đã và đang khẩn trương triển khai các hoạt động: hỗ trợ phương tiện, cơ sở vật chất (thuyền đưa đón du khách, xe đạp, nhà vệ sinh,¦) và các hoạt động xây dựng năng lực, trang bị các kỹ năng như kỹ thuật nấu ăn, kỹ năng phục vụ, hướng dẫn, nghiên cứu và bảo tồn các loài thủy sản, bảo vệ môi trường,…Ngoài ra, CSRD cùng với Sở VHTTDL đang nỗ lực xúc tiến việc quảng bá qua nhiều hình thức. Hai bên đã phối hợp tổ chức các chuyến đi trải nghiệm, có mời hầu hết các công ty lữ hành đang hoạt động ở Huế tham gia. Sau các chuyến đi, các công ty đã cam kết cùng nhau hoàn thiện tuyến tour và đưa khách đến các điểm du lịch này. CSRD sẽ phối hợp với Nhóm Du lịch Trách nhiệm để đưa tuyến này vào Bản đồ du lịch và phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thông tin Du lịch để đăng tải thông tin về tuyến du lịch này trên các ấn phẩm du lịch và các trang web liên quan.
Trong tháng 3/2010, đã có ba đoàn khách đăng ký tham quan tuyến này với số lượng trên 15 người mỗi đoàn. Đó là đoàn khách của Công ty lữ hành Âu Việt, đoàn khách của ViệtPháp service và đoàn tham quan của Ban quản lý Dự án phát triển du lịch sông Mê kông.
Lâm Thị Thu Sửu
Giám đốc CSRD