Biến đổi khí hậu làm tổn thương môi trường biển miền Trung

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Biến đổi khí hậu hiện nay đang gây tổn thương nặng nề đến môi trường bờ biển miền Trung. Đó là nhận xét của GS .TS Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam tại Hội thảo: Tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến môi trường các tỉnh duyên hải miền Trung do Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học vừa tổ chức tại thành phố Huế.

Kết quả nghiên cứu mới đây ở các vùng ven biển các tỉnh duyên hải miền Trung của Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Địa hóa Việt Nam,¦đã gióng lên một hồi chuông báo động.

GS TS Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam cho biết: Miền Trung đang đối diện với biển động dữ dội, thường xuyên hứng chịu thiên tai và sự cố môi trường từ phía biển vào, mỗi năm phải hứng chịu 10-12 cơn bão, sóng to, gió lớn, tràn dầu nên hệ thống môi trường biển ở đây đang chịu tổn thương nặng nề. Nơi đây có đến hơn 41,4 triệu dân sinh sống, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 53% tổng dân số cả nước.

Trên thực tế, cơn bão số 11 vào tháng 11.2009, đã gây tổn thất về cơ sở vật chất và hệ sinh thái, riêng tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) dù vịnh được che chắn về phía đông bởi dãi cồn cát cao 10-20 m, tuy nhiên, khi bão đến đã làm sập 120 nhà, 1420 ha bị ngập hoàn toàn, hơn 39 km đường bê tông bị hư hại, làm trôi hàng trăm lồng cá của ngư dân.

Khác với vịnh Vân Phong, vịnh Chu Lai – Dung Quất (Quảng Nam và Quảng Ngãi) bị tổn thương nặng nề hơn, cụ thể cơn bão số 9 năm 2009, đã làm tổn hại về nhà cửa, trường học, đền chùa, các khu resort, công trình du lịch biển, cư dân ven biển mà cho đến nay, các gia đình nghèo vẫn chưa dựng lại được. Bão, lũ là hậu quả của việc biến đổi khí hậu, gây ngập lũ đồng ruộng, làm suy thoái hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển, gây xói lở bờ biển, phá vỡ đê kè và nhiều thiệt hại khác như tàu vận tải biển bị sóng to đưa vào bờ làm mắc cạn.

Kỹ sư Chế Bá Hùng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên khẳng định: Khai thác khoáng sản, cộng với tác động của biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu, đã đẩy biển miền Trung ô nhiễm hết sức nghiêm trọng, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, nước biển dâng, thời tiết thay đổi. Một số kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Hg đã vượt ngưỡng Tel và Erl làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ con người.

Hàm lượng các chất gây ô nhiễm biển miền Trung giao động 57,49-644,91 mg/kg. Cyanua dao động từ 0,07-0,37 mg/kg. Các kim loại nặng gồm đồng (Cu) dao động 2,28-32,11 mg/kg, nhiều hóa chất bảo vệ thực vật như lindan, aldrin, endrin,¦tồn tại với lượng lớn trên biển đe dọa đến sức khoẻ loài người.

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính. Nạn phá rừng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một trong những nguyên nhân làm tăng khí nhà kính trong khí quyển làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng phát thải khí CO2 từ nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) đã tăng trung bình 23,5 tỷ tấn CO2/năm. Nước biển dâng cao 2-3 cm/năm. Riêng tại Thừa Thiên Huế mực nước biển tăng từ 1-2 mm/năm.

Để giải quyết vấn đề này, PGS .TS Dương Viết Tình cho rằng: Cần phải đánh giá khả năng cố định CO2 của một số trạng thái rừng phòng hộ khu vực đầu nguồn, rừng ven biển để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu ở miền Trung. Bởi vai trò của rừng và lâm nghiệp có thể giảm nhẹ khí nhà kính. Dưới góc độ quốc gia cũng như góc độ toàn cầu, cần có những giải pháp lâu dài nhằm bảo vệ vùng biển miền Trung. Có nghĩa là, phải giảm những tác động của lượng khí thải CO2 công nghiệp lên vùng biển. Vì vậy, chúng ta hãy hành động ngay từ bây giờ. Phải dự thảo chính sách thay đổi khí hậu toàn cầu.

Phương Thảo

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email