Thừa Thiên Huế: Sẽ có bảo tàng thiên nhiên khu vực duyên hải miền Trung

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Lần đầu tiên, một bảo tàng thiên nhiên (BTTN) khu vực duyên hải miền Trung sẽ được xây dựng ở Thừa Thiên Huế. Đây sẽ là nơi sưu tầm, trưng bày và giới thiệu một cách chân thực, chuyên sâu về Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới tiêu biểu của Việt Nam – một trong 200 vùng sinh cảnh toàn cầu theo phân hạng quốc tế và Hệ đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 đầm phá nhiệt đới ven bờ của Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

 

Phong phú, đa dạng và điển hình về tự nhiên

Khu vực duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) được các nhà khoa học đánh giá là khu vực đặc trưng bởi thiên nhiên đa dạng và điển hình có giá trị toàn cầu, trong đó có hai hệ sinh thái được đánh giá cao ở tầm quốc tế là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và hệ sinh thái đầm phá nước lợ ven biển. Là một trong 200 vùng sinh cảnh toàn cầu theo phân hạng quốc tế. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới phân bố dọc theo dãy Trường Sơn có các sinh cảnh nổi tiếng nhất thế giới về mặt sinh học và được xác định như những cảnh quan ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học. Đây cũng là nơi được bao phủ bởi các sinh cảnh rừng rất đa dạng và là nơi rừng nguyên sinh còn lại nhiều nhất ở Việt Nam. Gần đây nhất, cuối năm 2007, thế giới đã hết sức ngỡ ngàng về 11 loài sinh vật mới được phát hiện ở dãy rừng Trung Trường Sơn – Việt Nam thuộc khu vực Hành lang Xanh ở Thừa Thiên Huế do WWF Greater Mekong công bố trên mạng toàn cầu, trong đó có loài hoa tỏi rừng được ví là viên ngọc đen của rừng già, 5 loài lan nổi tiếng của thế giới cùng một số loài động vật khác.

http://www.vacne.org.vn/upload/imgnews/pic1274.jpg

Vẻ đẹp kỳ thú của bình minh trên đỉnh Bạch Mã

Nằm dọc theo bờ biển các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung là 12 đầm, phá ven bờ nước lợ, trong đó tiêu biểu nhất là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hệ thống gồm các đầm phá nối liền nhau là: phá Tam Giang, đầm Sam – Chuồn, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai, kéo dài 68 km từ Bắc đến Nam với diện tích mặt nước rộng xấp xỉ 22 ngàn ha. Do có nguồn lợi thủy sinh phong phú, tính đa dạng sinh học cao về hệ sinh thái, giống loài và nguồn gen, Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được đánh giá là tiêu biểu nhất trong 12 đầm phá nhiệt đới ven bờ của Việt Nam và lớn nhất về quy mô vực nước ở khu vực của quốc gia và quốc tế. Đây cũng là điểm dừng chân của hơn 30 loài chim nước di chú, trong số đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Danh mục các loài chim được bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng châu Âu, là khu vực có các thảm cỏ biển tập trung rậm rạp như những khu rừng dưới nước với diện tích lên đến 1.000 ha, lớn thứ hai ở Việt Nam sau đảo Phú Quốc.

Sự phong phú, đa dạng và điển hình của tự nhiên các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung chính là lý do thúc đẩy Nhà nước đưa khu vực này vào quy hoạch hệ thống các BTTN quốc gia.

Địa chỉ tham quan sinh động và lý thú

Theo Đề án được phê duyệt, BTTN sẽ bao gồm 3 phần tương đối độc lập: Nhà trưng bày trung tâm là nơi trưng bày và bảo quản các vật mẫu về thiên nhiên của khu vực duyên hải miền Trung. Chưa ai giải thích tại sao miền Trung lại có thiên nhiên đa dạng như thế. Xứ Khánh Hòa ngày xưa còn gọi là xứ trầm hương. Phú Yên có hệ thống núi đá có cảnh cực kỳ đẹp, đó thực sự là những bảo tàng ngoài trời; sâm ngọc linh – loại sâm nếu lấy đúng trên núi cao thì không thua gì nhân sâm Triều Tiên hoặc các nham thạch, hóa thạch của sinh vật. Hệ thống đầm Lập An của Thừa Thiên Huế có tuổi 5.000 năm, tầng hàu dày 5-7 m nằm sâu dưới đáy còn giữ nguyên si sự tiến triển của lịch sử tự nhiên¦tất cả những chuyện đó sẽ là những mẫu vật để trưng bày tại đây, TS. Đỗ Nam nói.

Vườn rừng mưa nhiệt đới sẽ là phần hấp dẫn thứ hai của BTTN. Đây là một vườn thực vật rừng rộng từ 20 ha đến 70 ha giới thiệu đến người tham quan một phần của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới tiêu biểu của dãy Trường Sơn. Đến đây, khách tham quan sẽ cảm nhận được một phần sự đa dạng của hệ sinh thái rừng với các tầng, tán thực vật, các loài cây rừng phổ biến cho gỗ hoặc hương liệu, dược liệu quý hiếm, các loài cây leo dài hàng cây số, được tận hưởng hương thơm của hoa rừng, vị ngọt của trái rừng¦Những ai yêu đời sống sinh vật dưới nước có thể tìm đến phần thứ ba của Bảo tàng là Bể cá thế giới thủy sinh đầm phá. Bể cá Thế giới thủy sinh đầm phᝠsẽ là một bể cá nước lợ tự nhiên có cả cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ, có thảm cỏ thủy sinh, các loài phu du, giáp xác, thân mềm, rong rêu¦. Là mô hình thu nhỏ và được xây dựng gần đúng như hệ sinh thái đầm phá nhiệt đới ven bờ – hệ sinh thái đặc thù của khu vực duyên hải miền Trung. Bể cá thế giới thủy sinh đầm phá dự kiến sẽ được xây dựng ở khu vực ven đầm phá và có thể nằm nửa chìm, nửa nổi ngay bên bờ đầm phá với diện tích 2 ha.

Lợi ích từ việc thành lập BTTN khu vực duyên hải miền Trung

BTTN khu vực duyên hải miền Trung một khi được thành lập và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cho tỉnh nhà một thiết chế văn hóa đặc sắc phục vụ lợi ích toàn dân. Đây sẽ là một trung tâm văn hóa thu hút người dân và du khách, là điểm đến du lịch giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về vẻ đẹp của tự nhiên, sự phong phú và giàu có của tài nguyên thiên nhiên miền Trung mà trọng tâm là tỉnh Thừa Thiên Huế. Thương hiệu của tỉnh, nhờ đó, sẽ được khuếch trương đến các quốc gia trên thế giới và địa phương trong cả nước. Việc đi vào hoạt động của BTTN cũng có nghĩa là một phòng thí nghiệm cực lớn về các khoa học tự nhiên như địa chất, sinh học, môi trường, lâm nghiệp¦được hình thành và tất cả các học sinh, sinh viên các cấp từ phổ thông đến đại học, các nhà khoa học đều có thể đến đây tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đang được đặt ra cấp bách thì việc BTTN được thành lập sẽ góp phần tuyên truyền, quảng bá và giáo dục người dân về lòng yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Thừa Thiên Huế là điểm đến du lịch, tuy nhiên, sản phẩm du lịch của tỉnh hiện mới chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa. Do vậy, việc thành lập BTTN  sẽ làm phong phú hơn các sản phẩm và tour du lịch đến Huế bởi BTTN luôn là điểm đến không thể bỏ qua trong tất cả các tour du lịch, nhờ đó mà thời gian lưu trú của du khách cũng sẽ tăng lên.

Cũng theo TS Đỗ Nam, để chuẩn bị cho BTTN đi vào hoạt động, cần phải thu tập mẫu vật ngay từ bây giờ, phải có sự chuẩn bị về đội ngũ nhân lực tương ứng để tiếp nhận và làm chủ được công nghệ bảo quản, trưng bày hiện đại của bảo tàng, bởi nếu chờ các công trình được xây xong mới tuyển dụng và đào tạo sẽ không kịp. Các vấn đề khác như quy mô, địa điểm, công trình kiến trúc, nguồn vốn đầu tư¦cũng cần tính đến và có sự chuẩn bị thật kỹ. Có thể nói, khó khăn thật nhiều nhưng cả tỉnh đã quyết tâm rồi, kế hoạch đã ghi vào danh mục các dự án kêu gọi ODA của các năm tiếp theo, danh mục các dự án ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Bộ Khoa học Công nghệ cũng ủng hộ sẽ cùng mình kêu gọi nguồn vốn ODA, TS. Đỗ Nam khẳng định.

                                                                                                            Ngọc Hà

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email