Phương pháp nghiên cứu về trầm tích và môi trường nước hệ đầm phá Tam giang – Cầu Hai

     Trầm tích và môi trường nước ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, trong đó chế độ thủy triều và điều kiện động lực của vùng cửa sông, ven biển là các yếu tố hết sức quan trọng, sự thành tạo trầm tích đáy ở hệ đầm phá là một quá trình địa chất hiện đại có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với những điều kiện môi trường của cùng cửa sông và đới biển ven bờ.

     1. Phương pháp khảo sát

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm thể hình cấu trúc hệ đầm phá Tam Ging – Cầu Hai tác giả lựa chọn, xác định mạng lưới điểm nghiên cứu và các phương pháp khảo sát áp dụng như sau:

     a. Mạng lưới điểm khảo sát

– Phân bố theo không gian: Mạng lưới điểm nghiên cứu phân bố theo ba chiều trong không gian. Với các đầm phá có dạng kéo dài tác giả chọn các điểm khảo sát phân bố theo hệ thống mặt cắt ngang như ở phá Tam Giang và đầm phá Thủy Tú. Liên kết các mặt ngang sẽ cắt dọc các đầm phá. Với đầm phá Cầu hai có dạng đẳng thước chúng tôi chọn mạng lưới điểm khảo sát theo mạng lưới ô vuông. Từ đó hình thành nên hệ thống mặt cắt ngang, dọc các  đầm phá và trong toàn hệ đầm phá. Mạng lưới đã chọn gồm 11 mặt cắt ngang và 45 điểm khảo sát trên toàn hệ đầm phá.

Để xét sự biến đổi theo chiều thẳng đứng, tại một điểm tại mạng lưới khảo sát đã chọn chúng tôi tiến hành khảo sát lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau. Với môi trường nước tùy thuộc vào độ sâu của đáy đầm phá, chúng tôi khảo sát, lấy mẫu từ 2-4 điểm có độ sâu khác nhau (5,0m; 1,0m;  2,0m; 3,0m; 4,0m…tính từ mặt nước). Với trầm tích đáy chúng tôi tiến hành khảo sát tới độ sâu 1,5m kể từ bề mặt đáy, ở mỗi điểm của mạng lưới khảo sát đã chọn chúng tôi khảo sát, lấy mẫu ở các độ sâu: 0 – 0,2m; 0,9m – 1,5m.

– Phân bố theo thời gian: Căn chứ vào đặc điểm khí hậu và thủy văn của vùng nghiên cứu, chúng tôi chọn mạng lưới khảo sát phân bố theo thời gian thích hợp để xác lập sự biến động môi trường theo chế độ triều và theo mùa. Để theo dõi sự biến động chế độ triều chúng tôi chọn thời gian phân bố trọn chu kỳ, mỗi đợt khảo sát theo dõi liên tục 24 giờ cho một đầm phá. Để theo dõi sự biến động theo mùa chúng tôi chọn chu kỳ khảo sát mỗi tháng một đợt và công tác khảo sát thu mẫu phủ trọn thời gian năm.

     b. Phương tiện sử dụng để khảo sát

Để thực hiện chúng tôi sử dụng thuyền máy có chiều rộng 3m, dài 15 mét, gắn máy với 45 sức ngựa được thiết kế phù hợp với điều kiện đi lại, khảo sát thuận tiện và an toàn trên hệ đầm phá. Trên thuyền được trang bị các máy móc thiết bị khảo sát: Máy đo sâu ghồi âm hiệu Sona; Máy GPS định vị theo nguyên tác định vị vệ tinh; Máy đo độ pH của nước và trầm tích; Máy đo oxi hòa tan; Các thiết bị lấy nước, mẫu trầm tích đáy.

     c. Công tác lấy và bảo quản mẫu

Tại mỗi điểm sau khi khảo sát, đo đạt trực tiếp các chỉ tiêu môi trường, chúng tôi tiến hành lấy mẫu để phân tích theo các yêu cầu khác nhau.

     – Mẫu nước

Để tiến hành lấy mẫu nước chúng tôi sử dụng loại thiết bị tiêu chuẩn của hãng wildeo, USA, kiểu ngang (hozizontal type). Các mẫu lấy xong được chứa trong bình plastic (PE), di chuyển và bảo vệ bảo quản theo tiêu chuẩn Việt Nam, thời gian bảo quản mẫu trước khi phân tích thường không quá 10 giờ.

 Mẫu trầm tích đáy

Để lấy mẫu trầm tích đáy đến độ sâu 1,5m chúng tôi sử dụng thiết bị gầu lấy mẫu, ống xuyên thu mẫu trầm tích đáy thích hợp. Thiết bị xuyên lấy mẫu trầm tích đáy được bố trí làm việc trong ống vỏ định vị, mỗi lẫn xuyên không vượt quá  30 – 40 cm. Các mẫu trầm tích sau khi lấy đụng trong túi nilon và được bảo quản theo tiêu chuẩnViệt Nam để đưa đi phân tích bằng các phương pháp khác nhau.

     2. Các phương pháp phân tích

     a. Các phương pháp xác định và đo ở hiện trường

Khi tiến hành thực địa, ngoài việc thu thập các tài liệu mô  tả khảo sát, còn tiến hành xác định các chỉ tiêu môi trường bằng các thiết bị nghiên cứu hiện trường đối với cả mẫu nước và mẫu trầm tích.

     b. Các phương pháp phân tích mẫu

Mẫu trầm tích đáy và mẫu nước đã lấy về được tiến hành phân tích các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng chỉ tiêu.

     c. Các phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được từ khảo sát và phân tích được tiến hành xử lý bằng các phương pháp và phần nền thích hợp.

– Các kết quả phân tích mẫu nước, thành phần của nước và trầm tích được xử lý bằng chương trình thống kê của máy tính.

– Các kết quả phân tích thành phần hạt được xử lý theo phần mền tính toán thành phần hạt, xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

– Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá toán học và mô phỏng quá trình.

– Phương pháp tổng hợp, xây dựng bản đồ khái quát hóa các tài kiệu theo các mục đích khác nhau như sơ đồ phan bố mặn, sơ đồ phân bố trầm tích ở các tầng…

Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp phân tích ảnh vệ tinh, so sánh, đối chiếu để rút ra những quy luật.

BÙI THẮNG

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email