Nhà nghiên cứu Huế Phan Thận An: Tôi ước muốn chuyển hết số mộc bản về cho Huế để phát huy tác dụng di sản này trên đất Cố đô

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tại kỳ họp của Ủy ban Tư vấn quốc tế (IAC) thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO tại thành phố Bridgetown, Barbados (từ ngày 29 đến 31/7/2009), Mộc bản triều Nguyễn (1802 “ 1945) đã được xếp vào trong danh sách 193 di sản tư liệu thuộc thương trình Ký ức thế giới (Memory ò the world) của UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn gồm trên 34.500 tấm mộc bản, chế bản của 152 đầu sách với nhiều chủ đề khác nhau như: lịch sử, địa lý, chính trị – xã hội, quân sự, pháp chế, giáo dục, văn thơ…Tài liệu mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ…, ngoài ra còn có các tác phẩm Ngự chế văn, Ngự chế thi do các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác. Về vấn đề này, phóng viên chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Nhà nghiên cứu Huế – Phan Thuận An (ảnh).

*Những đánh giá của ông về vai trò của mộc bản trong lịch sử và văn hoá triều Nguyễn tại Huế?

Mộc bản là một khâu rất quan trọng trong việc ấn hành các công trình lịch sử, văn hoá của triều đại. Nếu biên soạn ra mà không in ấn cho mọi người biết thì cũng như không. Ngày xưa, mình chưa có nhà in như hiện nay nên bao nhiêu tác phẩm thơ văn, sử học, địa lý, văn hóa, xã hội và cả luật pháp khi biên soạn ra thì phải khắc in để phát hành. Tùy theo từng công trình mà có sự phát hành giới hạn hay đại trà. Đôi khi chỉ phát hành giới hạn ở kinh đô, có khi phát hành trên toàn quốc. Mộc bản do vậy, đóng vai trò quan trọng vì không có khâu này thì các công trình không đến tay người đọc.

http://baogialai.vn/dataimages/200910/original/images267140_moc-ban.jpg

Khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn đang được bảo quản trong kho chuyên dụng của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV .

*Mộc bản hiện chỉ còn rất ít ở Huế và hiện đang nằm rải rác khắp nơi. Theo ông, cần làm gì để quy tụ số mộc bản đó lại về cho Huế, trở thành một tài sản của Huế?

Muốn nói đến việc này phải nói đến lịch sử xuất hiện và tồn tại của Mộc bản đã rồi mới nói đến cái ngày nay. Mộc bản là từ Hán Việt, còn từ bình thường là ván in, bản khắc gỗ. Một công trình biên soạn ra gồm bao nhiêu trang thì cần bấy nhiêu bản gỗ như thế khắc theo lối âm bản, in ra thành dương bản và đóng lại thành sách. Ngay triều Gia Long đã có khắc mộc bản rồi, ví dụ như bộ Hoàng Việt luật lệ, sau gọi là bộ luật Gia Long phát hành năm 1815 trên toàn quốc. Đến thời Minh Mạng, sử sách ra đời nhiều hơn, các tác giả biên soạn nhiều công trình trên nhiều phương diện hơn, do đó số lượng mộc bản tăng gấp bội.

Theo số liệu tôi biết được, có khoảng 31.000 tấm mộc bản khi chuyển từ đây lên Đà Lạt. Khi lên đó, người ta cất giữ ở một số cơ quan nhà nước nhưng không được bảo quản bảo đảm cho lắm và nghe đâu cũng có thất thoát hư hỏng một phần. Đến năm 1987, Nhà nước mới thành lập một cơ quan chuyên môn gọi là Trung tâm lưu trữ quốc gia IV để lưu trữ và gìn giữ số tư liệu mộc bản cùng với một số tư liệu bằng giấy khác đã được chuyển từ Huế lên. Theo thông tin tôi biết được, hiện nay số mộc bản này được Trung tâm lưu trữ quốc gia IV quản lý và bảo quản một cách rất khoa học. Nói vậy để thấy rằng không phải bây giờ người ta mới thấy giá trị mang tính quốc tế của Mộc bản mà trước đây nhiều người đã ý thức điều này, Nhà nước cũng thấy rõ giá trị của nó nên mới thành lập riêng một Trung tâm lưu trữ như vậy để bảo quản, phát huy tác dụng.

Ngoài ra vẫn còn một số mộc bản nằm rải rác đó đây, ví dụ như mộc bản ở Phủ thờ Tuy Lý Vương ở Vỹ Dạ khắc thơ văn của nhà thơ Tuy Lý (ông Hoàng thơ), hoặc trên Phủ thờ Tùng Thiện Vương, anh của Tuy Lý Vương, cũng có một số mộc bản. Hay như ở một số chùa cũng còn tàng trữ mộc bản dùng để khắc in kinh kệ của nhà Phật. Ngoài ra nữa thì trong bảo tàng còn vài ba tấm để trưng bày ở trong tủ kính. Mộc bản triều đình đã trải qua những con đường lưu lạc như thế.

*Sắp tới Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ thành lập Thư viện Hoàng cung, vậy cần có kế hoạch, chiến lược gì để đưa mộc bản, châu bản và một số tài liệu quý hiếm khác nữa của Huế trở thành một phần quan trọng trong thư viện này, theo ý kiến của riêng ông?

Đó là mong ước không những của riêng tôi mà có lẽ của nhiều người và tôi đã nghĩ đến điều này từ lâu. Chẳng những mộc bản mà những văn bản khác như châu bản, địa bạ v.v. vẫn còn nằm ở các nơi, kho lưu trữ khác mà không phải trên đất Huế. Nếu chúng ta có cơ sở để lưu trữ, ví dụ khi thành lập Thư viện Hoàng cung tại lầu Tàng Thơ, với những phương tiện lưu trữ hiện đại và bảo đảm thì có lẽ chúng ta đề nghị với Nhà nước, trước hết là cho chuyển số mộc bản trên Đà Lạt về lại khổ chủ, châu về hợp phố. Bây giờ ở trên Đà Lạt sự phát huy tác dụng của nó không nhiều, chỉ có những nhà nghiên cứu như chúng tôi chứ du khách ít ai quan tâm. Ngược lại nếu đem về Huế, về nơi sản sinh ra nó với bao nhiêu vấn đề liên quan đến triều Nguyễn, đến lịch sử, văn hoá nghệ thuật ở Huế thì khi đến tham quan Thư viện Hoàng cung, người ta sẽ thấy ngay mộc bản và có thể tiếp cận với nó một cách rất dễ dàng, cụ thể.

Tất nhiên muốn thế phải có một kế hoạch lâu dài, chẳng những phải có một cơ sở hạ tầng cho bảo đảm để lưu trữ, chống ẩm, tránh mưa, nắng, lụt, mà còn phải tránh mối mọt, kiến gián,¦Tôi đọc trong sử sách thấy nói lầu Tàng Thơ ngày trước dùng chất lưu huỳnh trải xuống dưới đất để tránh kiến, mối mọt cho tài liệu lưu trữ tại đây. Chúng ta sẽ từ từ thương lượng để chuyển hết mộc bản về Huế. Nếu chuyển từ Đà Lạt về không được thì mình thương lượng với các tư gia ví dụ như Phủ Tuy Lý, Phủ Tùng Thiện, rồi trên mộc số chùa,¦Tuy nhiên, việc thương lượng này với tư gia đôi khi còn khó hơn cơ quan Nhà nước với nhau. Tùy theo cái nhìn của các vị lãnh đạo quốc gia, nếu chuyển được về Huế để phát huy tác dụng của nó thì rất tuyệt vời.

Lê Quang (thực hiện)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email