Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tỉnh Thừa Thiên Huế có 16 xã và 26 thôn đặc biệt khó khăn, với tổng số 4.899 hộ được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn II. Sau 4 năm triển khai thực hiện đã làm thay đổi hẳn diện mạo vùng dân tộc thiểu số của tỉnh…
Nhanh chóng triển khai thực hiện
Ngay sau khi Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II) ra đời, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo các cấp để triển khai thực hiện.
Với 16 xã và 26 thôn ĐBKK (tổng số 4899 hộ) được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn II, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo, đối với cấp tỉnh giao trách nhiệm chính cho Ban Dân tộc tỉnh, có sự tham gia của một số sở, ngành liên quan thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Riêng hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới phải thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện. Còn các huyện số lượng xã, thôn bản thuộc diện thụ hưởng ít thì giao cho phòng chuyên môn chủ trì thực hiện. Cấp huyện ra Quyết định thành lập BQL dự án 135 xã; cấp xã thành lập Ban giám sát xã với các thành phần theo như yêu cầu của cơ chế.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn bạc, thảo luận đưa ra các biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện như thế nào cho có hiệu quả không chỉ bề nổi mà còn cả về chiều sâu; thiết thực không chỉ trước mắt mà còn lâu dài… nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của Chương trình đặt ra. Bên cạnh đó, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh hàng năm đều có các đợt kiểm tra, giám sát. Qua đó, nêu và phân tích những mặt tích cực cần nhân rộng, phát huy; đồng thời chỉ ra các mặt hạn chế để có các giải pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
Kết quả mang lại
Sau 4 năm thực hiện, tất cả 04 hợp phần trong Chương trình 135 giai đoạn II đều đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Về xây dựng công trình hạ tầng, đến nay, đã xây dựng hoàn thành: 27,6 km đường giao thông bê tông và nhựa, 2 cầu bê tông kiên cố; 120 phòng học cho trường tiểu học cơ sở xã và các lớp học mẫu giáo tại các thôn; hoàn chỉnh các công trình phụ như hàng rào trường, sân trường, bếp ăn và các công trình phụ trợ khác; 8 trạm y tế với tổng diện tích 1.780m2 phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phương; 14 công trình thuỷ lợi nhỏ và kênh mương tưới tiêu cho 70 ha lúa nước. Đối với việc phát triển sản xuất, đã giúp 4.889 hộ được hưởng lợi qua các phương thức đầu tư như nâng cao năng lực (đã tổ chức 24 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và công tác khuyến nông khuyến lâm); hỗ trợ giống cây con các loại (giống trâu cày, bò lai sind, lợn, dê, cá và các loại giống cây như lúa cấp I, ngô lai, lạc, chuối, cà phê, giống cây lâm nghiệp¦); hỗ trợ vật tư, công cụ sản xuất (máy cày, cày tay, xe rùa, xe cải tiến, máy cắt cỏ, tuốt lúa, bình bơm, phân bón NPK các loại¦); xây dựng 23 mô hình vườn nhà, vườn đồi và trồng cỏ nuôi bò, đào ao nuôi cá…
Công tác đào tạo cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng cũng thường xuyên được chú trọng nâng cao. Tính đến nay, đã có hơn 1.866 lượt cán bộ xã, thôn, bản và 1.729 cộng đồng, người dân được đào tạo, tập huấn. Nội dung tập huấn tập trung vào 12 chuyên đề dành cho cán bộ xã, thôn, bản và 7 chuyên đề dành cho cộng đồng; đã tổ chức 14 khóa đào tạo nghề (may dân dụng, dệt thổ cẩm, tăm đũa tre, nghiệp vụ kế toán, kĩ thuật chăn nuôi thú y, kĩ thuật trồng trọt, phát triển kinh tế hộ gia đình, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cao su…) cho 340 thanh niên dân tộc thiểu số. Tổ chức đoàn tham quan học tập mô hình sản xuất có hiệu quả tại các tỉnh phía Nam, Tây nguyên và phía Bắc cho đối tượng là cán bộ, nông dân sản xuất giỏi của 16 xã ĐBKK.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật cũng được đẩy mạnh, từ đó, đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh đến trường, lớp; địa phương duy trì và tổ chức các lễ hội truyền thống; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác làm giấy khai sinh, hộ tịch; hỗ trợ lập giấy chứng nhận chủ quyền đất đai¦
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Sửu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Nhờ có Chương trình 135 giai đoạn II mà vùng dân tộc miền núi ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển biến mạnh mẽ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ trên 40% năm 2006 xuống còn 16,89 % năm 2010 hộ nghèo diện hưởng lợi), 100% số xã có trường Tiểu học và Trung học cơ sở được đầu tư kiên cố và bán kiên cố, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã có điện lưới quốc gia, 98% hộ sử dụng điện lưới, 87% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch, không còn tình trạng sử dụng nước sông suối nhiễm bẩn như trước đây..
Gia Hân