Biến đổi khí hậu và những giải pháp thích ứng

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Biến đổi khí hậu là sự thay đổi theo thời gian của hình thái thời tiết trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là sự nóng dần lên của trái đất, tăng nồng độ khí nhà kính hay khí carbon thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển. Quá trình đó diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống. Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề, khó lường trước được.Đây chính là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình.

Biến đổi khí hậu do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do tác động của con người:

– Dân số tăng đến mức báo động.

– Tăng trưởng kinh tế quá nóng và để phục vụ cho mục đích này, loài người đã sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, phân bón và các loại hóa chất phục vụ nông nghiệp, khai thác và sử dụng đất, rừng, tài nguyên nước quá lớn, không ngừng gia tăng lượng phát thải các loại khí nhà kính¦

Hậu quả là nhiệt độ trái đất tăng lên, băng tan ở hai cực, nước biển dâng, bão, lũ, hạn hán, sa mạc hóa diễn ra với tầng suất, cường độ và thời gian thay đổi theo hướng xấu đi.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ năm trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, được LHQ chọn để nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu và phát triển con người. Theo dự kiến, nếu nước biển dâng lên 01 mét thì ở Việt Nam có khoảng 22 triệu người phải di dời. Không gian sống và canh tác ở hạ lưu hầu hết các con sông lớn đều bị thu hẹp.

Đặc biệt, đối với khu vực miền trung, các thành phố và khu công nghiệp ven biển đều bị úng lụt, xâm nhập mặn sâu vào đất liền, diện tích canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng ven biển và đầm phá. Bão, lũ cường độ lớn kéo dài và không theo qui luật. Hạn hán kéo dài và thiếu nước trầm trọng. Nóng bất thường vào mùa hạ và rét đậm, rét hại vào mùa đông¦

Khảo sát tại Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây cho thấy lượng mưa và cường độ mưa tăng vượt trung bình của nhiều năm từ 200mm đến 500mm, lũ lụt và bão cường độ lớn xuất hiện thường xuyên hơn. Năm 2010 nước biển dâng cao hơn 12cm, dự kiến năm 2020 sẽ cao hơn 17cm, 2050 cao hơn 32cm¦2100 cao hơn 57cm.

Các biến động về thời tiết do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh kế của nông dân, gây tổn thất về nguồn lợi biển, làm trầm trọng hơn tình hình an ninh lương thực, đe dọa sụt lở đất ven biển, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của người dân ven biển. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Biến đổi khí hậu là quá trình đã và đang diễn ra. Toàn thể nhân loại đang phải ứng phó với quá trình này. Tiếp theo hội nghị Copenhagen, hội nghị Cancun vừa mới diễn ra với 192 nước tham gia và mới đây hội nghị tại Nam Phi với số lượng đại biểu tham dự đông chưa từng có, với những tranh luận hết sức gay gắt để tìm ra những thỏa hiệp nhằm ngăn chặn các tác động làm trầm trọng thêm quá trình biến đổi khí hậu là minh chứng cho sự quan tâm của nhân loại đối với biến đổi khí hậu.

Theo thỏa thuận Cancun, đại biểu 192 quốc gia có mặt mới đồng ý trên hai điểm chủ yếu. Trước hết là đưa ra một số qui tắc nhằm đo lường mức độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế cũng tài trợ cho các nỗ lực khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu tại các nước dễ bị tổn thương nhất vì nạn nước biển dâng cao, hạn hán kéo dài và bão tố càng lúc càng mạnh. Theo đó, 30 tỉ USD sẽ được nhanh chóng giải ngân trong hai năm tới để giúp các nước nghèo và dễ bị tổn thương nhất bảo vệ mình, giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Với kết quả hạn chế đó, hội nghị Cancun không đạt được bước tiến như kì vọng. Nguyên nhân là do bất đồng giữa hai khối nước giàu và nghèo. Mâu thuẫn này có thể bị khắc sâu hơn nữa bởi quan điểm hai bên ngày càng xa cách. Hội nghị biến đổi khí hậu tại Nam Phi vẫn tiếp tục những tranh cãi gay gắt giữa hai khối nước giàu nghèo về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với vấn đề toàn cầu này. Có thể nói rằng hội nghị này vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân loại. Tuy nhiên có một giải pháp mà hội nghị thống nhất cao, đó là tiếp tục huy động nguồn ngân sách lớn hơn từ các nước phát triển cho chương trình thích ứng biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh như vậy, mỗi quốc gia và từng địa phương phải có chiến lược thích ứng với biến đổi khi hậu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu phải giải quyết đồng thời ở cả ba cấp độ: cộng đồng, chính sách và năng lực thể chế. Ở cấp độ cộng đồng phải chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thích ứng, tiến hành các hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho người dân. Lĩnh vực chính sách phải xây dựng qui chế phòng chống thiên tai, xây dựng chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện lồng ghép chương trình thích ứng biến đổi khí hậu với chương trình phát triển kinh tế, xã hội¦Đối với lĩnh vực xây dựng năng lực thể chế phải coi trọng nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, ban hành các khung pháp lí, xây dựng các qui chế, đảm bảo bộ máy có đủ khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đối với huyện Quảng Điền, với đặc điểm là một huyện nằm ven phá Tam Giang, ven biển, địa hình thấp trũng, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cần lưu ý những giải pháp sau đây:

– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thích ứng như khảo nghiệm các giống cây, con có khả năng chịu úng, hạn, mặn, rét¦Chẳng hạn trong lĩnh vực trồng lúa, ngòai việc tìm kiếm những giống mới, có thể khôi phục các giống lúa địa phương như hẻo rằn, de, nước mặn¦

– Nghiên cứu để bố trí lịch thời vụ sản xuất hợp lí trong từng giai đoạn.

– Qui hoạch, nâng cao hệ thống đê, kè, đặc biệt là đê ngăn mặn ven phá Tam Giang. Hoàn thành xây dựng các âu thuyền đảm bảo đủ cho các tàu, thuyền tránh bão.

– Hoàn thành xây dựng công trình thủy lợi Ninh Hòa Đại và thường xuyên nâng cấp các công trình thủy lợi khác.

– Thực hiện các dự án trồng rừng phủ xanh vùng cát nội đồng, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, ngập nước để cải tạo hệ sinh thái một số vùng. Lưu ý khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái cửa sông Ô Lâu.

– Hoàn thành di dời sắp xếp ổn định đời sống nhân dân trong những vùng có nguy cơ cao như vùng sạt lở ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn, vùng sạt lở ven sông ở Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An¦

– Đào tạo và khuyến khích phát triển các nghề như xây dựng, cơ khí, may, mộc¦

– Tổ chức phối hợp các lực lượng cứu hộ, cứu nạn một cách tốt nhất, đảm bảo phản ứng nhanh, nhạy, kịp thời, hạn chế tối đa những thiệt hại khi có thiên tai xáy ra.

Để thực hiện chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả, trong những năm trước mắt, huyện Quảng Điền cần xây dựng và thực hiện một số chương trình, dự án sau:

– Đánh giá mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng.

– Đánh giá nguy cơ tái nghèo của cơ dân biển, đầm phá và các giải pháp thích ứng.

– Lồng ghép chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu với qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

– Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn cầu, tác động đến mọi người, mọi nhà, mọi ngành và mọi địa phương. Do vậy tìm giải pháp để thích ứng vơi biến đổi khí hậu là việc quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài và phải trên cơ sở những nghiên cứu khoa học. Muốn phát triển bền vững không có con đường nào khác hơn là phải thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trần Giải

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email