Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Kỳ đà là loài bò sát có hình dạng giống thằn lằn nhưng to hơn, dài hơn, một con kỳ đà trưởng thành có thể dài tới 2,5m và nặng tới hơn 7kg. Loài bò sát này vẫn được người dân quen gọi là thằn lằn rắn khổng lồ. Hiện nay, việc thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát này rất đơn giản và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, một dự án cấp cơ sở Xây dựng mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đang được thực hiện sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Mô hình mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Huyện Phú Lộc, một địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn, vì vậy việc phát triển kinh tế rất được chính quyền địa phương quan tâm. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất, nhiều dự án chuyển giao công nghệ đã được người dân huyện Phú Lộc hưởng ứng và tích cực tham gia. Mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh, thành như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình… vì được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Vào tháng 6/2011, dự án nuôi kỳ đà thương phẩm đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (UDTBKHCN) triển khai tại thị trấn Phú Lộc. Mục tiêu chung của dự án là xây dựng thành công mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại thị trấn Phú Lộc, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân và các chiến sỹ trong quân đội, giải quyết được vấn đề về kinh tế hiện nay. Sản phẩm của dự án sẽ được cung cấp cho thị trường, giảm thiểu tình trạng săn bắn động vật rừng, góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm và đa dạng sinh học của địa phương, tạo tiền đề cho việc nhân rộng mô hình sau này.
Đầu tiên, Trung tâm đã xây dựng chuồng nuôi và chọn giống nuôi. Chuồng nuôi kỳ đà cũng giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng xi măng, dài 3-4m, rộng 2-3m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng, có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một ống cống phi 0,1-0,2m, dài trên 2m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng. Nền chuồng được tráng xi măng toàn bộ, sau đó đổ cát khoảng 20 – 25 cm ở 1/3 chuồng phía ngoài vào.
Để chọn kỳ đà giống nên chọn kỳ đà đã nuôi được một năm, tiến hành chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên. Mỗi chuồng thả một con đực với một con cái hoặc vài ba con cái. Nguồn giống được mua tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận, đã được thuần hóa thích ứng với quy mô gia đình. Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột da, mỗi năm lột da một lần từ tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15-17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thỉ tỷ lệ ấp nở có thể đạt 80-90%.
Quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ sẽ có tính khả thi cao nếu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi như kỹ thuật nuôi kỳ đà sinh sản nhanh ấp trứng đạt tỷ lệ cao, nuôi dưỡng ít dịch bệnh, cho năng suất và hiệu quả kinh tế lớn. Quy trình kỹ thuật rất dễ làm, chi phí chăn nuôi thấp, tận dụng được công lao động nhàn rỗi trong gia đình. Hiện nay giá thành thịt kỳ đà khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg, do đó có thể mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho người dân.
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát ở một số xã trên địa bàn huyện Phú Lộc để nắm được thực trạng và nhu cầu nuôi kỳ đà tại địa phương, đơn vị chủ trì dự án đã lựa chọn hộ tham gia dự án. Đó là Ban Chỉ huy quân sự huyện và 1 nông hộ tại thị trấn Phú Lộc. Sau đó đơn vị đã tiến hành tiếp nhận quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ; đối tượng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật là cán bộ điều hành dự án, kỹ thuật viên dự án, các đối tượng thụ hưởng dự án và người dân vùng dự án.
Mở ra triển vọng phát triển ngành chăn nuôi
Dự án Xây dựng mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có mục tiêu cụ thể là xây dựng thành công mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ tại 2 nông hộ hoặc đơn vị thuộc thị trấn Phú Lộc với 4 chuồng nuôi (4m x 3m x 2,5m), 4 chuồng đẻ (2m x 1m x 1,5m) và 20 con kỳ đà giống gồm 4 đực, 16 cái (tương đương 30kg giống). Để dự án thực hiện đúng tiến độ, đơn vị chủ trì dự án đã đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, đối tượng thụ hưởng dự án và người dân vùng dự án nắm vững các quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ/trang trại.
Kỳ đà là loài động vật hoang dã, ngày nay đã bị con người săn bắt, giết thịt, làm thuốc, trong tương lai có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn gen quý. Để bảo tồn nguồn giống và cung cấp thực phẩm, dược phẩm thì con người đã thuần hóa và đưa vào nuôi ở các nông hộ, góp phần bảo tồn nguồn gen quý và đa dạng sinh học. Nuôi kỳ đà quy mô nông hộ khá đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng tại nhiều địa phương. Ngoài ra, xây dựng mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ có kỹ thuật đơn giản, làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng mô hình sau này.
Vì vậy, dự án nếu thực hiện thành công sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế và đa dạng sinh học của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung, mở ra một triển vọng lớn về phát triển ngành chăn nuôi, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Võ Minh