Nghiên cứu sự lành thương và tái tạo xương ổ răng sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch có sử dụng Fibrin giàu tiểu cầu

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Y dược

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 26/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Trần Tấn Tài (chủ nhiệm), Nguyễn Minh Phương, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Văn Nhật Thắng

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 06 Ngô Quyền, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Hiện nay, tại Việt Nam, các nghiên cứu về kiểm soát các biến chứng cũng như tái tạo xương ổ răng sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch còn chưa nhiều. Tại Thừa Thiên Huế cũng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Fibrin giàu tiểu cầu (PRF) là sản phẩm tự thân nên không gây các phản ứng miễn dịch thải loại, quy trình chế tạo đơn giản và giá thành rẻ nên có thể được áp dụng rộng rãi tại nước ta. Để đánh giá hiệu quả của PRF, chúng tôi thiết kế nghiên cứu theo phương pháp nửa miệng (split-mouth design), nghĩa là trên mỗi bệnh nhân được phẫu thuật 2 răng, trong đó 1 răng sẽ được phẫu thuật và ghép PRF, 1 răng còn lại sẽ được phẫu thuật thông thường (không ghép PRF), kết quả đã chứng minh được tính ưu việt của PRF. Với thiết kế nghiên cứu này sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều yếu tố nhiễu, và so sánh hiệu quả của PRF rõ rệt hơn. Việc kết hợp sử dụng Fibrin giàu tiểu cầu trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch giúp giảm biến chứng, tái tạo xương nhanh và tốt hơn.

Tính sáng tạo

Hiệu quả của ứng dụng PRF trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch bước đầu xác định được trong nghiên cứu chúng tôi. PRF được xem là vật liệu sinh học tốt nhất có thể ghép vào huyệt ổ răng sau phẫu thuật vì nó là một sản phẩm tự thân, không gây ra các phản ứng thải ghép của cơ thể, dễ sử dụng. Qua kết quả nghiên cứu, khả năng ứng dụng vào lĩnh vực Răng Hàm Mặt trong lâm sàng cũng như trong phục vụ đào tạo bao gồm: - Fibrin giàu tiểu cầu được sử dụng trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch giúp lành thương nhanh hơn và tái tạo xương ổ răng tốt hơn. - Sử dụng màng PRF trong cấy ghép implant nhằm tăng cường tái tạo xương và mô mềm dẫn đến tăng tỉ lệ cấy ghép thành công. - Kết quả trên có thể chuyển giao phục vụ đào tạo đại học, sau đại học trong chương trình phẫu thuật trong miệng, cấy ghép nha khoa cũng như chuyển giao cho các cơ sở, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã đào tạo được 01 Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành Răng Hàm Mặt, tại Đại học Y - Dược, Đại học Huế, 01 bài báo đã được đăng ở tạp Y Dược Huế là tạp chí khoa học uy tín trong nước. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tốt cho công tác giảng dạy trong các trường Đại học, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực Răng Hàm Mặt. - Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan Quy trình chế tạo fibrin giàu tiểu cầu đơn giản, đây là sản phẩm tự thân nên không gây các phản ứng miễn dịch thải loại, không đòi hỏi trang thiết bị quá đắt tiền và có thể tiến hành ở hầu hết các cơ sở y tế trong nước. Các kết quả của đề tài sẽ cung cấp các chứng cứ khoa học về việc sử dụng màng fibrin giàu tiểu cầu không những trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt mà còn trong thẩm mỹ hoặc chỉnh hình. - Đối với phát triển kinh tế-xã hội Quy trình chế tạo fibrin giàu tiểu cầu là một phương pháp có hiệu quả cao với giá thành thấp và dễ áp dụng mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Người bệnh với chi phí điều trị thấp được tiếp cận với vật liệu ghép hiệu quả cao, từ đó chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn; sức khỏe được đảm bảo sẽ là nhân tố để thúc đẩy sự phát triễn kinh tế- xã hội. Nghiên cứu cũng sẽ là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email