Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 25/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Hoàng Thị Thái Hòa, Trương Thị Diệu Hạnh, Hồ Công Hưng, Trần Minh Quang, Đinh Hồ Anh, Phạm Hữu Tỵ, Hồ Tấn Đức

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 102 Phùng Hưng, Thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

Có tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam (sử dụng chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân hữu cơ tạo ra được sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng cao, an toàn, thân thiện với môi trường). Giải pháp không trùng với các đề tài, giải pháp kỹ thuật đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin chính thống nào ở Việt Nam (Hiện nay giải pháp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sở hữu trí tuệ, số bằng 3215, ngày 7/6/2023), giải pháp chưa được trao giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố khác; tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ toàn quốc trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi. Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên phổ biến tại các trang trại chăn nuôi, các hộ gia đình, làm phân bón hữu cơ phù hợp với người nông dân nghèo để sử dụng hợp lý tài nguyên, thích ứng với biến đổi khỉ hậu, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường cho người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tính sáng tạo

Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 500 trang trại chăn nuôi và số lượng gia súc và gia cầm lớn. Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO, 2022), tổng khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam khoảng 159 triệu tấn. Lượng phế phụ phẩm sau thu hoạch cây trồng trên đồng ruộng khoảng 90 triệu tấn. Tuy nhiên tỉ lệ phụ phẩm cây trồng được thu gom, tái sử dụng chiếm 52,2%, nên kết quả giải pháp có thể áp dụng nhân rộng tại các xã, huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác có điều kiện tương đồng. Giải pháp có khả năng áp dụng ở quy mô rộng, do sản phẩm dễ chế tạo, dễ sử dụng, nguyên vật liệu dễ kiếm, kỹ thuật đơn giản, sẵn có tại địa phương. Hiện nay giải pháp đã được một số doanh nghiệp (Công ty VIPESCO Chi nhánh II) đặt hàng hợp tác phát triển sản phẩm và đề nghị được áp dụng.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Với quy mô 1.000 đầu lợn trong 2 tháng có thể sản xuất được 15 m3 phân, do vậy lãi thu được là 34.350.000 đồng. Tổng lãi thu được trong 1 năm là 206.100.000 đồng (6 lần ủ). Sản phẩm phân bón đã được chuyển giao để phối hợp sản xuất tại Chi nhánh II Công ty VIPESCO (hợp đồng chuyển giao trị giá 50 triệu đồng), tập đoàn THAGRICO (Tư vấn xử lý phân heo sau ủ biogas tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Sau khi chuyển giao sản phẩm, lợi nhuận Chi nhánh II Công ty VIPESCO thu được trong năm 2022 - 2023 là 2 triệu đồng/tấn sản phẩm, tổng số là 40 triệu đồng. Dự kiến với nhu cầu thu mua và bán sản phẩm phân bón hữu cơ này trong 1 năm của Công ty là 50 tấn, thì lợi nhuận thu được là 100 triệu đồng/năm. Sản phẩm phân bón cũng được thử nghiệm trên cây rau ăn lá, cây lúa, cây lạc, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị cho hiệu quả cao. Từ kết quả ở Bảng 7 cho thấy, sử dụng phân hữu cơ thử nghiệm đều làm tăng năng suất rau xà lách và rau cải xanh so với chỉ sử dụng phân khoáng NPK và phân chuồng, mức tăng năng suất rau xà lách và cải xanh lần lượt là 16,3 - 17,2%. Sản xuất phân bón hữu cơ đã góp phần giải quyết lao động cho địa phương. Ước tính tổng số công lao động trong sản xuất phân là và 10 công/tấn phân. Thông qua thực hiện giải pháp, có 3 sinh viên bậc đại học tham gia, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiên cứu của cán bộ giáo viên và sinh viên. Đề tài thực hiện được xem là có ý nghĩa rất lớn về giải quyết ô nhiễm môi trường. Sau khi thực hiện đề tài, đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải và phế phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời còn tạo nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao sử dụng cho cây trồng. Khi bón phân bón hữu cơ cho cây rau xà lách và rau cải xanh, cây lạc, cây lúa cũng đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế khả quan, đảm bảo sản xuất an toàn hơn. Theo kết quả phân tích đất cho thấy đất trước thí nghiệm rất chua và nghèo dinh dưỡng, sau khi thực hiện đề tài bón phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp, tính chất đất có thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, tăng được hàm lượng cacbon hữu cơ, N, P và K.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email