Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc sáng tạo ra truyện tranh: huyền thoại 11 cô gái Sông Hương

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Đồ dùng dành cho học tập

Hoạt động: Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng

Năm: 2025

Ngày nộp đề tài: 24/01/2025

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: 1. HUỲNH NGUYỄN UYÊN THƯ 2. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: 1. ĐẶNG NGỌC MINH TRÍ 2. NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Đơn vị học tập (làm việc): trường THPT Thuân An

Địa chỉ đơn vị: 73 Kinh Dương Vương, phường Thuận An, thành phố Huế

Tính mới của giải pháp

- Hiện nay trên thị trường, truyện tranh viết về lịch sử kể về cuộc chiến đấu chống Mỹ còn rất hạn chế, có chăng chỉ có những cuốn truyện tranh cổ tích dành cho thiếu nhi. Kể lịch sử bằng truyện tranh sẽ giúp các bạn dễ nhớ các sự kiện, diễn biến của lịch sử. Qua đó sẽ giúp cho việc học môn lịch sử trở nên dễ dàng, thú vị và hiệu quả hơn. - Tạo ra cuốn truyện tranh sinh động, hấp dẫn, giúp các bạn hiểu rỏ hơn về sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của quân và dân Thừa Thiên Huế, đặc biệt là tiểu đội 11 cô gái Sông Hương trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. - Đây là lần đầu tiên chúng em kể chuyện lịch sử bằng truyện tranh, bằng sự cố gắng của mình, chúng em đã tạo ra cuốn truyện tranh được mọi người yêu thích. Đây giống như là một chất xúc tác để từ đó mọi người có thể thực hiện các dự án khác khi viết lịch sử bằng truyện tranh, qua đó giúp cho tất cả các bạn học sinh yêu thích môn học lịch sử hơn.

Tính sáng tạo

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với môn học mới “Nội dung giáo dục địa phương” được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các địa phương biên soạn tài liệu, kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp tình hình từng địa phương, vùng miền. Đây là một điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình mở, giúp các địa phương chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, thiết thực với điều kiện thực tế. Vì vậy chúng em nghĩ cuộc tổng tiến công xuân 1968 của quân và dân Thừa Thiên Huế nên đưa vào môn lịch sử địa phương để tuyên truyền cho học sinh biết được sự hy sinh, tinh thần chiến đấu anh dũng của ông cha ta, để có được độc lập như ngày hôm nay. Có như vậy, lịch sử mới trở thành môn học bồi đắp trong mỗi học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, góp phần củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh để bảo vệ quê hương - đất nước. Thông qua truyện tranh chúng ta có thể tạo ra những cuốn truyện tranh để kể về những chiến công hiển hách, sự hy sinh anh dũng của những vị anh hùng đó. Từ đó làm phong phú thêm kho tàng lịch sử truyện tranh Việt Nam. - Trong quá trình học lịch sử giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh vẻ một sự kiện lịch sử hay một vị anh hùng trên quê hương mình để từ đó các em có thể tìm hiểu sâu hơn về những sự kiên hay những anh hùng đó, từ đó yêu thích lịch sử yêu quê hương mình hơn.

Hiệu quả kinh tế xã hội

- Dự án truyện tranh của chúng em kể về cuộc chiến đấu anh dũng của 11 cô gái Sông Hương trong cuộc đấu tranh giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, các cô tham gia cách mạng khi còn rất trẻ, chỉ mới 16, mười 17 tuổi...bằng tuổi của chúng em bây giờ, nhưng các cô rất gan dạ, anh dũng kiên cường, hy sinh chính bản thân minh để có độc lập như ngày hôm nay. Chính tinh thần đó đã khơi dậy cho tất cả các bạn học sinh và mọi người lòng tự hào, cảm phục, lòng biết ơn...những thứ nhường như đã bị ngủ quên đối với thế hệ trẻ của chúng ta đang sống trong thời bình. - Chúng em đã tạo mã QR để mọi người có thể đọc được cuốn truyện tranh này một cách hoàn toàn miễn phí, để từ đó mọi người biết đến chiến công của 11 cô gái Sông Hương anh hùng. Bên cạnh đó cuốn truyện tranh cũng đã góp phần trong công cuộc truyền bá lịch sử quê hương Thừa Thiên Huế. Góp phần nào xóa bỏ được lối “học chay” nhàm chán và làm gia tăng số lượng học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email