Bệnh Than – Biểu Hiện & Cách Phòng Tránh

 

Tác giả: TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

Theo báo của Bộ Y tế, một số trường hợp bệnh than mới ghi nhận ở huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) trong tháng 5/2023. Sau đây, chúng tôi xin đề cập đến bệnh than, biểu hiện và cách phòng bệnh.

Bệnh than, hay còn có tên gọi khác là bệnh nhiệt than thuộc nhóm các loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loại vi khuẩn gram dương, hình que Bacillus anthracis. Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong điều kiện tự nhiên trong đất hoặc ký sinh trên các loại động vật nuôi hoặc động vật hoang dã.

Tổng quan

Ở người, nhiễm trùng bệnh than thường mắc phải qua da. Hít phải ít gặp hơn; tổn thương miệng hầu, màng não, và nhiễm trùng đường tiêu hoá thì hiếm hơn. Với con đường hít phải và đường hô hấp, triệu chứng khu trú thường không đặc hiệu và nặng lên sau vài ngày, dẫn đến sốc và thường tử vong. Điều trị theo kinh nghiệm bằng kháng sinh ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin hoặc doxycycline.

Khi con người tiếp xúc với động vật chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bị nhiễm bệnh. Thông thường bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các đường tiếp xúc như:

– Nhiễm qua da: xảy ra khi tiếp xúc mầm bệnh thông qua vết thương trên da hoặc sử dụng các sản phẩm động vật bị mắc bệnh như: lông, da sống,… Các vị trí lây nhiễm dễ gặp thông qua da như: cổ tay, cẳng tay, bàn tay. Mầm bệnh ủ từ 1 – 7 ngày đến khi khởi phát bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách đều có thể hồi phục nhanh.

– Nhiễm qua đường hô hấp: khi người tiếp xúc mầm bệnh do hít phải bào tử vi khuẩn có trong không khí thường có trong các nhà máy sản xuất như: len từ lông động vật, lò mổ,… Dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là khó thở do ảnh hưởng đến hạch bạch huyết ở ngực và dần lan đến các cơ quan hô hấp khác như phổi.

– Nhiễm qua đường tiêu hóa: khi sử dụng các loại thịt động vật có chứa mầm bệnh và chưa được nấu chín kỹ và khi nuốt vào cơ thể sẽ bị bào tử vi khuẩn bệnh than xâm nhập gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Nguồn lây bệnh than

Bệnh than là một bệnh ở động vật, xảy ra ở dê, gia súc, cừu, và ngựa. Bệnh than còn xảy ra trong động vật hoang dã, như: hà mã, voi, và trâu,… Tỉ lệ xảy ra bệnh than ở người không cao. Tuy nhiên, việc sử dụng bệnh than như một vũ khí sinh học đã làm gia tăng nỗi sợ mầm bệnh này. Các bào tử đã được chế biến ở dạng bột rất mịn (vũ khí sinh học) để sử dụng như tác nhân chiến tranh và khủng bố sinh học; các bào tử được lưu giữ trong các các bao thư gửi qua bưu điện. Chính vì thế hiện tại căn bệnh này cũng là mối nguy hại cho thế giới đặc biệt đây là mầm bệnh có thể được ứng dụng trong vũ khí sinh học.

Dấu hiệu lâm sàng

Toàn thân

Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi trộm.

Biểu hiện ở da

Xuất hiện vết rộp, u nhỏ và ngứa giống như khi bị côn trùng đốt.

Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương và sưng tấy khi bệnh khởi phát đỉnh điểm.

Vết thương xuất hiện trên da, xuất hiện màu đen bên trong tâm vết thương sau khi giảm các vết rộp, u nhỏ.

Biểu hiện ở đường hô hấp

Khó chịu ở ngực và có cảm giác khó thở. Ho khan, nhói ngực mỗi khi ho.

Đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, hay đau bụng.

Biểu hiện ở đường tiêu hóa

Sưng ở vị trí cổ hay các hạch ở cổ, đau họng, đau khi nuốt, giọng khàn hoặc mất giọng.

Buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là nôn ra máu.

Đau bụng, tiêu chảy (một số trường hợp tiêu chảy ra máu).

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh than

Những người làm việc trong quân đội thường xuyên sinh hoạt ngoài trời hoặc hoang dã dễ tiếp xúc với động vật hoang dã.

Ngoài ra để chẩn đoán bệnh than xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định.

Điều trị bệnh than

Thông thường bệnh nhân mắc bệnh than thường được điều trị bằng kháng sinh qua đường uống hoặc kết hợp với đường truyền. Đối với phương pháp điều trị này sẽ cho hiệu quả giảm dần các triệu chứng và nồng độ vi khuẩn thường sau khoảng 10 ngày sử dụng.

Phòng bệnh than

Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh tật (CDC), khuyến cáo nên tiêm chủng vaccine bệnh than cho bệnh nhân tiếp xúc với bào tử bệnh than. CDC đề nghị tiêm 3 mũi vaccine tiêm dưới da với thời gian ngay khi tiếp xúc, tuần thứ 2 và tuần thứ 4 cùng với liệu trình kháng sinh.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh than nên lưu ý thêm một số thói quen hàng ngày như:

Giữ vệ sinh và rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật.

Hạn chế tiếp xúc với động vật khi đang có vết thương trên da.

Hạn chế sử dụng các loại thịt động vật hoang dã chưa qua chế biến hoặc chưa được nấu chín kỹ.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao chứa nhiều mầm bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ mắc bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thực hiện kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Tóm lại

Bệnh than điển hình thường mắc phải từ động vật bị nhiễm. Bệnh than được sử dụng làm vũ khí sinh học.

Các độc tố của bệnh than rất nguy hiểm, gây chết người nếu phát hiện muộn và điều trị chưa tích cực.

Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh than là da (phổ biến nhất), hầu họng, đường tiêu hoá, màng não, và hô hấp (rất nặng).

Vaccine phòng bệnh than cho những người tiếp xúc với bệnh than do hít phải.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email