ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ẢNH ĐỘNG NHÃN ĐỒ VÀ NGHIỆM PHÁP LẮC ĐẦU CÓ GHI HÌNH TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TIỀN ĐÌNH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Y dược

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 25/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: BSCKII. Trần Phương Nam, BSCKII. Lê Chí Thông, BSCKII. Nguyễn Quốc Dũng, BSCKII. Phan Ngô Huy, Ths. BS. Dương Mạnh Đạt, ThS. BS. Lê Viết Thanh, ThS. BS. Nguyễn Duy Phú

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 16 Lê Lợi, p. Vĩnh Ninh, tp. Huế

Tính mới của giải pháp

Phân loại nguyên nhân, gợi ý định khu tổn thương chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thường rất khó khăn do tính mơ hồ, chồng lấp nhau khi người bệnh mô tả các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng… Đến nay tại Việt Nam chưa có nhiều trung tâm có thể thực hiện thăm khám tiền đình bằng thiết bị chuyên biệt. Có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về rối loạn tiền đình, đặc biệt là rối loạn tiền đình ngoại biên. Kết quả nghiên cứu cho biết một số đặc điểm về tuổi, giới mắc bệnh rối loạn tiền đình, các triệu chứng lâm sàng có liên quan đến chóng mặt, các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, phân tích mối liên quan của từng nhóm triệu chứng với định khu tổn thương. Các giá trị VOR gain của vHIT trong nghiên cứu này lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam. Xây dựng công thức tính toán xác định được phần trăm suy giảm chức năng tiền đình ở người bệnh rối loạn tiền đình. Việc lượng hoá được suy giảm chức năng tiền đình bằng thiết bị chẩn đoán khách quan có giá trị và ý nghĩa trong tiên lượng, theo dõi điều trị. VNG và vHIT là các kỹ thuật xét không xâm lấn. VNG giúp khảo sát được chuyên biệt từng ống bán khuyên, vHIT giúp đánh giá cả hai ống bán khuyên ngang cùng lúc. Phối hợp 2 kỹ thuật này tăng hiệu quả chẩn đoán, định khu tổn thương... Điều này rất có ý nghĩa trong lựa chọn phương thức điều trị phù hợp, tránh được điều trị bao vây như trước đây, nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí và gánh nặng điều trị bệnh lý tiền đình.

Tính sáng tạo

Bệnh lý tiền đình phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống đôi khi gây ra những tai nạn nghiêm trọng ở người bệnh. VNG và vHIT là những xét nghiệm không xâm lấn. Ưng dụng kỹ thuật mới, xây dựng qui trình kỹ thuật chẩn đoán rối loạn tiền đình bằng VNG và vHIT, triển khai có hiệu quả là cơ sở để phát triển sâu rộng kỹ thuật xét nghiệm không xâm lấn, hữu ích này. Tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở nếu được trang bị thiết bị chẩn đoán VNG, vHIT, được đào tạo, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật bởi các chuyên gia có kinh nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Huế sẽ góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị các bệnh lý rối loạn tiền đình, giảm gánh nặng tuyến trên.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Hiệu quả kinh tế: Ứng dụng VNG, vHIT giúp chẩn đoán đúng nguyên nhân, mức độ tổn thương tiền đình từ đó lựa chọn chiến lược điều trị, phục hồi chức năng phù hợp cho người bệnh, tránh điều trị bao vây làm gia tăng nguy cơ kháng trị, tăng chi phí điều trị, giảm số ngày giờ công nghỉ lao động bởi các nguyên nhân rối loạn tiền đình tăng hiệu quả kinh tế một cách gián tiếp lẫn trực tiếp. Hiệu quả xã hội: Theo thống kê, hơn 30% số người dân từ 18 – 79 tuổi có ít nhất 1 cơn chóng mặt trong đời và tần suất tăng dần theo tuổi tác. Các tác động tiêu cực của chóng mặt làm người bệnh lo lắng, hoang mang do không có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh tật và mức độ tổn thương. Các hiệu quả xã hội bao gồm: - Cải thiện chất lượng cuộc sống: Người bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng sẽ giảm các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, mất thăng bằng và từ đó có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách bình thường. - Nâng cao năng suất lao động: Người lao động khi được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh sẽ trở lại làm việc sớm hơn, làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng nghỉ làm hoặc mất việc do bệnh tật. - Tăng cường tinh thần và tâm lý xã hội: Việc biết rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị cụ thể giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, căng thẳng, cải thiện tinh thần và các mối quan hệ xã hội. - Giảm áp lực lên hệ thống y tế: Chẩn đoán đúng bệnh lý giúp hạn chế việc sử dụng không cần thiết các dịch vụ y tế khác, giảm tải cho các cơ sở y tế và nhân viên y tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email