Nghiên cứu các biện pháp sinh học quản lý nhện gié hại lúa (Steneotarsonemus spinki Smiley)

Trạng thái đề tài:

Lĩnh vực: Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường

Hoạt động: Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Năm: 2024

Ngày nộp đề tài: 24/10/2024

Thông tin nhóm tác giả

Tên tác giả / nhóm tác giả: Trần Thị Hoàng Đông, Nguyễn Thị Giang, Lê Khắc Phúc, Trần Thị Xuân Phương, Thái Doãn Hùng, Phùng Lan Ngọc, Huỳnh Thị Tâm Thúy

Đơn vị công tác của chủ nhiệm: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Địa chỉ cơ quan của chủ nhiệm: 102 Phùng Hưng, Phường Đông Ba, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Tính mới của giải pháp

Đây là nghiên cứu có hệ thống về nhện gié hại lúa (Steneotarsonemus spinki Smiley). Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu kế thừa và dựa trên năng lực nghiên cứu về cơ sở vật chất và con người, đề tài đã triển khai các nghiên cứu về sinh thái học, sinh vật học, các biện pháp phòng trừ nhện gié theo hướng sinh học, góp phần hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp nhện gié hại lúa tại Thừa Thiên Huế. Điểm mới của công trình này là các biện pháp đưa ra trong quy trình đều dựa trên cơ sở khoa học của những nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra nhà lưới và đồng ruộng, đã xác định được thành phần thiên địch tự nhiên của nhện gié trên đồng ruộng, đánh giá được tiềm năng khống chế nhện gié của nhện nhỏ bắt mồi, xác định được vòng đời của nhện gié hại lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm, xác định được kí chủ của nhện gié trên đồng ruộng xác định được sự gây hại của nhện gié trên các giống lúa phổ biến ở các thời vụ khác nhau để có cơ sở áp dụng biện pháp sinh học trừ nhện gié đảm bảo tính khoa học, ưu việt khi ứng dụng vào thực tiễn.

Tính sáng tạo

Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế, áp dụng cho các nông hộ trồng lúa ở vùng thường xuyên bị nhện gié gây hại trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các vùng trồng lúa có điều kiện sinh thái tương tự, đã được áp dụng triển khai mô hình sản xuất lúa sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý nhện gié tại Hợp tác xã nông nghiệp Hương An, phường Hương An, thành phố Huế trong vụ Hè Thu 2022 và được chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả và đang được áp dụng nhân rộng.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Xây dựng được mô hình sản xuất lúa sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý nhện gié hại lúa trong vụ Hè Thu 2022 tại HTX Nông nghiệp Hương An, phường Hương An, thành phố Huế với diện tích 0,2 ha, mô hình được thực hiện với lượng giống gieo sạ ít hơn (80kg/ha), không phun thuốc trừ sâu, bệnh hại, chỉ phun chế phẩm nấm kí sinh để trừ nhện gié 01 lần vào giai đoạn lúa làm đòng cho thấy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng đối chứng, với tổng chi phí giảm 1.730.000 đồng/ha, tổng thu tăng 2.628.000 đồng/ha và lợi nhuận tăng 4.358.000 đồng/ha. Bên cạnh đó, sản xuất lúa theo mô hình còn giúp giảm được số 2 lần phun thuốc trừ sinh vật hại trên đồng3 ruộng (01 lần thuốc trừ bệnh và 01 lần thuốc trừ nhện) so với ruộng đối chứng của người dân. Bổ sung cơ sở dữ liệu về nhện gié hại lúa tại Thừa Thiên Huế thông qua các bài báo được xuất bản và đáp ứng nhu cầu thực tiễn thông qua mô hình và quy trình quản lý tổng hợp nhện gié hại lúa. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn bảo vệ thực vật các bậc từ sinh viên nghiên cứu khoa học đến kĩ sư, thạc sĩ.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email