Vì sao một kết quả nghiên cứu khoa học chưa được nhân rộng ?

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Nhiều năm lăn lộn với bà con nông dân trên đồng ruộng, đã đến lúc Tiến sĩ, nhà Nông học Lê Tiến Dũng, Trường đại học Nông Lâm Huế thấy cần có một giống lúa mới thay thế cho những giống lúa không còn phù hợp, kém chất lượng mà bà con nông dân đang sử dụng.

Xuất phát từ suy nghĩ đó, một đề tài nghiên cứu khoa học về Tạo nguồn vật liệu để chon giống hay còn gọi là tạo giống bằng đột biến gen được ông cùng các cộng sự dồn hết tâm lực nghiên cứu từ năm 2006 đến nay ngay trên đồng ruộng Hương Long, thành phố Huế. Với những thành công bước đầu của giống lúa NH6, NH7 và NH8, được người dân hết sức ủng hộ, thế nhưng nguy cơ không nhân rộng được diện tích sản xuất vì nhiều lý do khác nhau, trong đó muốn đưa một giống mới vào danh mục giống mới theo Luật giống thì phải thông qua Hội đồng khoa học nhà nước. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý trước khi đưa nguồn giống ra thị trường, cung cấp cho bà con sản xuất.

Tiến sĩ Lê Tiến Dũng phân tích: Là nhà khoa học tôi và các cộng sự chỉ biết nghiên cứu tạo ra những giống lúa mới, chất lượng cao để phục vụ cho bà con nông dân. Còn vấn đề thông qua Hội đồng khoa học thì cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, chứ một mình nhà khoa học không thể làm nỗi. Quan điểm của ông về nghiên cứu khoa học là phải lấy dân làm gốc. Nếu nghiên cứu về một giống lúa mới mà nông dân không chấp nhận thì không thể cho là thành công. Ở đề tài khoa học này nếu muốn công nhận thì cần phải tiếp tục đầu tư kinh phí cũng như thời gian nghiên cứu.

Theo ông Nguyễn Sĩ Sà, Chủ nhiệm HTX NN Hương Long, thành phố Huế, qua 4 năm gieo cấy thử nghiệm giống lúa từ NH1 đến NH8 trên đồng ruộng của HTX, từ thực tế sản xuất, các nhà khoa học cùng Ban chủ nhiệm HTX, bà con nông dân đã tuyển chọn được 3 giống lúa: NH6, NH7, NH8. Riêng giống lúa HN 6 được bố trí gieo cấy ổn định 8 vụ sản xuất trong 4 năm liền, từ vụ Đông Xuân 2006 – 2007 đến vụ Đông Xuân 2009 – 2010, với diện tích 0,4 ha/vụ. Giống NH7 và NH8 được bố trí trong 4 vụ 2 năm, từ vụ Đông Xuân 2008 – 2009 – 2009 – 2010.

Kết quả cho thấy, 3 giống lúa này rất phát triển, rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương, có khả năng thay thế cho giống lúa Khang Dân do tỷ lệ nhiễm các loại sâu bệnh ngày càng cao như: bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn…Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 ngày đối với vụ hè Thu, 100 – 105 ngày đối với vụ Đông Xuân và năng suất đạt 50 tạ/ ha bằng với năng suất giống lúa Khang Dân.

Song điều mà bà con rất quan tâm đến giống lúa HN6, HN7, HN8 là có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh tốt như: lem lép hạt, thúi thân thúi bẹ ở vụ Đông Xuân. Ông Sà nhấn mạnh: Trong tình hình các loại rầy xuất hiện trên đồng ruộng như hiện nay đã gây nên dịch bệnh lùn sọc đen thì đối với giống lúa này kháng chịu bệnh rất tốt. Một trong những ưu điểm của giống lúa này có được nửa là gạo thơm ngon, tiềm năng kinh tế, giá thành sản phẩm cao hơn so với giống lúa Khang dân, góp phần đưa giá trị lúa bình quân từ 35 triệu đồng/ha lên 45 triệu đồng/ha và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị canh tác.

Mặc dù được nhà sản xuất, bà con nông dân thừa nhận những ưu điểm, hiệu quả và chất lượng, sản lượng qua thực tế của các vụ sản xuất thế nhưng đến nay diện tích đưa vào gieo cấy vẫn mang tính thử nghiệm và chỉ dừng lại ở tính chất nghiên cứu, chứ chưa được nhân rộng, vì khi sử dụng vẫn chưa được một cơ quan nào đứng ra bảo lãnh nếu không may gặp rủi ro mất mùa. Hiện nay, nhu cầu sử dụng của các giống lúa này của bà con nông dân trong sản xuất là rất cao. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn cho nhóm nghiên cứu về đề tài khoa học này.

Đề cập vấn đề này, ông Trần Văn Mạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống lúa, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng miền Trung -Tây Nguyên cho rằng: Đây là một đề tài đã đem lại cho nông dân một giống lúa mới có chất lượng, có khả năng thay thế một số giống lúa kém chất lượng. Thành công bước đầu đã thấy rõ, tuy nhiên muốn nhân rộng diện tích sản xuất thì cần có Hội đồng khoa học khảo nghiệm, đánh giá lại quy trình sản xuất của giống lúa HN6, HN7, HN8, đặc biệt là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp nếu không công trình chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và đóng khung đề tài. Như vậy thì quá lãng phí chất xám cũng như công sức và tâm huyết của Tiến sĩ Lê Tiến Dũng và các cộng sự một đời gắn bó với cây lúa và đồng ruộng.

Ngoài nghiên cứu thành công giống lúa mới NH6, HN7, HN8, giống lạc NH1, HN2, hiện nay Tiến sĩ Lê Tiến Dũng còn theo đuổi nghiên cứu, phục tráng giống lúa De An Cựu, RaZư (giống lúa địa phương của đồng bào dân tộc trên địa bàn A Lưới).

Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email