Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Dự án Xử lý rác thải bằng chế phẩm để làm phân bón hữu cơ vi sinh – Biomass được Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) triển khai thực hiện thành công bước đầu tại xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế không những đã góp phần làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường nước sông Bảy Xã do rác thải từ chợ Hương Chữ, mà còn giúp bà con nông dân nắm được qui trình sản xuất phân vi sinh từ rác thải hữu cơ và thấy được hiệu quả kinh tế mang lại từ việc bón phân vi sinh.
Chợ Hương Chữ thuộc xã Hương Chữ, huyện Hương Trà là nơi trao đổi, buôn bán hàng ngày của người dân xã Hương Chữ và các vùng lân cạnh trên địa bàn huyện Hương Trà. Chợ được xây dựng bên cạnh con sông Bảy Xã, con sông chính trên địa bàn xã và nối liền hai con sông chính của tỉnh Thừa Thiên Huế là sông Bồ và sông Hương. Hàng ngày, các hoạt động buôn bán từ chợ đã thải bừa bãi ra môi trường, nhất là môi trường sông Bảy Xã, một lượng rác thải rất lớn gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan khu vực do hoạt động thu gom và xử lý rác thải ở đây không được chú trọng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây là nông nghiệp nên lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng với lượng lớn, làm cho đất đai ở đây bị thoái hóa, bạc màu. Lượng hóa chất tồn dư theo nhiều con đường khác nhau gây ô nhiễm các con sông trong khu vực, đặc biệt là sông Bảy Xã, tiếp đến là sông Bồ và sông Hương. Đó là lý do của sự ra đời dự án Xử lý rác thải bằng chế phẩm để làm phân bón hữu cơ vi sinh – Biomass do VRN thông qua Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) – Cơ quan điều phối Mạng lưới VRN tại miền Trung hỗ trợ Hội nông dân huyện Hương Trà thực hiện trong thời gian từ tháng 3 năm 2010. Đến nay, dự án đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả môi trường
Thông qua hoạt động của dự án, hàng ngày, rác thải từ chợ Hương Chữ được phân loại và thu gom bởi người thu gom. Rác thải hữu cơ được chuyển vào làm phân vi sinh, rác thải vô cơ được đóng vào các bao và đưa ra bãi rác. Do đó, ở khu vực này không còn các mùi hôi thối do rác thải hữu cơ phân hủy gây nên và hiện tượng bao bì bay lung tung giảm đáng kể, đặc biệt rác thải không bị thải xuống sông Bảy Xã nữa.
Thông qua các đợt tập huấn kỹ thuật làm phân vi sinh, các hoạt động thu gom rác ở chợ, làm vệ sinh môi trường do dự án kết hợp với Đoàn thanh niên và Hội Nông dân xã Hương Chữ đã có những tác động nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân địa phương về việc thu gom và phân loại rác thải, phế thải nông nghiệp để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, góp phần cải thiện cảnh quan văn hóa ở nông thôn.
Từ khi tiến hành hoạt động Biomass này, khối lượng rác bị tấp bên bờ sông Bảy Xã giảm đáng kể. Điều này đã giúp việc vận chuyển rác vô cơ đến các bãi rác dễ dàng hơn. Hoạt động Biomass không những giúp bảo vệ dòng sông, mà còn cho ra phân vi sinh đem lại lợi ích kinh tế và cải tạo đất đai, bà Lê Thị Thanh, một người thu gom rác cho biết.
Không những dự án đã tác động đến người dân mà còn tác động, làm thay đổi nhận thức của cán bộ chính quyền địa phương. Trước đây, cứ 2 – 4 tháng một lần, bãi rác ở chợ Hương Chữ mới được xe thu gom rác của Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện đến thu gom nên đống rác ở chợ nhiều và thường bị trôi xuống sông Bãy Xã mỗi khi có mưa. Sau này, với những góp ý của dự án đến chính quyền xã và Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện thì 1 – 2 tháng đống rác này được thu gom một lần.
Trước đây, tuy đã đầu tư các trang thiết bị để thu gom rác thải từ các hộ gia đình nhưng chính quyền xã vẫn chưa triển khai. Rác từ các hộ gia đình thường vứt ra sông, ra đường gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan. Dự án đã có những tư vấn, thúc đẩy cho chính quyền trong việc triển khai hoạt động này.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ này, các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ sinh hoạt hàng ngày đã được xử lý, giảm bớt mùi hôi thối trong không khí, giảm thiểu được nguyên nhân gây bệnh cho người dân, điều hòa môi trường sống ở nông thôn.
Hiệu quả kinh tế
Sau hơn 6 tháng thực hiện, mô hình đã xuất 3 mẻ phân (khoảng 1,3 tấn) đưa ra bón thử nghiệm đạt kết quả tốt và còn khoảng 2 tấn phân đang ủ.
Việc bón thử nghiệm phân vi sinh ban đầu gặp nhiều khó khăn do nhiều người còn e ngại về chất lượng của phân, nhưng sau khi có một số người mạnh dạn bón thử nghiệm và đạt hiệu quả cao thì rất nhiều người quan tâm muốn có loại phân này để bón trên đồng ruộng của mình. Dự án đã bón thử nghiệm trên nhiều loại cây và nhiều hộ gia đình với các phương thức bón khác nhau, kết quả bón thử nghiệm trên các loại cây đều cho kết quả tốt, nhất là đối với cây hoa màu.
Ông Hà Văn Ngừng, chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Chữ, sau khi bón thử nghiệm phân trên cây hành, cho biết: Cây hành được bón phân vi sinh có đặc điểm là cao, xanh, cứng, lá ít bị xọa (ngã gãy – PV) và ít sâu hơn so với những cây hành không được bón phân, thời gian thu hoạch ngắn hơn (35 ngày so với những cây hành không được bón – 45 ngày) năng suất cao hơn 30 % so với cây hành không được bón và giá của những cây hành được bón phân cao hơn những cây hành không được bón phân 20.000 đ/kg so với 18.000 đ/kg.
Ông Lê Đình Mừng, người dân ở cụm 4, xã Hương Chữ đã sử dụng phân vi sinh bón thử nghiệm trên cây hành cũng có ý kiến như ông Ngừng. Ông Mừng còn cho biết thêm: Với 60 m2 đất, lúc trước mỗi vụ cho thu hoạch 70 – 80 kg, thời gian thu hoạch trên 45 ngày, cũng trên diện tích đó khi được bón phân, tôi thu được 140 kg, thời gian thu hoạch chỉ 35 ngày.
Theo tính toán, để sản xuất ra 1 kg phân vi sinh, người dân tốn không đến 500 đ/kg (trong đó bao gồm công lao động, tiền mua chế phẩm vi sinh, tiền mua phân NPK…), giá thành này thấp hơn rất nhiều so với các loại phân vi sinh đang được bán trên thị trường (giá một số loại phân vi sinh trên thị trường: Phân vi sinh sông Hương: 1.400 đ/kg, phân vi sinh Điền Trang: 1.700 đ/kg, phân vi sinh Sông Danh: 1.500 đ/kg).
Mô hình của dự án sau khi kết thúc sẽ được ông Lê Đình Mừng ở cụm 4, xã Hương Chữ, huyện Hương Trà tiếp quản. Ông Mừng cho biết, với 3 bể của dự án thì bình quân 45 ngày sẽ cho ra 1,5 tấn phân vi sinh (mỗi hố sẽ cho 5 tạ). Số phân này để phục vụ các hoạt động nông nghiệp của gia đình và bán cho các hộ khác với giá 1.000 đ/kg.
Đây là mô hình mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, từ đó góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân, cần triển khai nhân rộng, để không chỉ người dân trong huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế mà nông dân trên mọi miền đất nước có thể thực hiện trong từng hộ gia đình.
Trần Bá Quốc, CSRD