Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} V.I.Lênin là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc, một lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Nga và thế giới. Từ ngày vĩnh biệt chúng ta, nhiều quan điểm trong học thuyết của Người vẫn còn có giá trị hiện thực. Tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Người có sức sống mãnh liệt.
Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Lênin chính là ở chỗ phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mác phù hợp với hoàn cảnh khách quan không ngừng thay đổi, vừa phát triển, vừa bảo vệ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác.
V.I.Lênin đã nghiên cứu chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra khả năng hiện thực để tiến hành thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trong hơn tám thập kỷ qua và những thành tựu không thể bác bỏ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở một số nước đã chứng minh rằng, chủ nghĩa xã hội là một hiện thực, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức hoàn toàn có thể tự giải phóng bằng con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Lênin còn nguyên sức sống chừng nào còn tồn tại giai cấp và áp bức dân tộc.
Giá trị chân chính của chủ nghĩa Lênin là ở hệ thống phương pháp luận khoa học. Hệ thống phương pháp luận đó giúp chúng ta nghiên cúu chủ nghĩa tư bản ở ngưỡng cửa của nền văn minh mới, nhận rõ bản chất và những mâu thuẫn không thể giải quyết của nó, để kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa và xác định những bước đi phù hợp với tình hình chung và hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình.
V.I.Lênin còn để lại cho chúng ta những bài học, những kinh nghiệm và gợi ý vô giá về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hợp thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của chúng ta, phương pháp cách mạng khoa học của nhân dân ta. Trước hết, đó là những phương pháp cách mạng về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền mà Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước đây.
Sau Cách mạng Tháng Mười, trong thời gian ngắn ngủi, và phải bảo vệ chính quyền xô-viết, vừa tiến hành xây dựng chế độ mới, V.I.Lênin chưa vạch ra được những phác họa hoàn chỉnh về xã hội xã hội chủ nghĩa. Những bước chuyển biến từ chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới không những đã khẳng định khả năng đổi mới to lớn của tư duy về chủ nghĩa xã hội, mà còn trực tiếp tạo ra những tiền đề lý luận – thực tiễn cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói chung và cho các cuộc cải cách, đổi mới sau này, như công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Chính sách kinh tế mới thừa nhận các hình thức sở hữu khác nhau (tiểu tư hữu, tư nhân, tư bản nhà nước, hợp tác xã, quốc doanh,…) nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tăng dần các nhân tố xã hội chủ nghĩa, sử dụng quy luật giá trị và quan hệ hàng hóa tiền tệ, chuyển cơ chế quản lý từ mệnh lệnh hành chánh và vận động nhiệt tình sang các biện pháp kinh tế. V.I.Lênin, bằng lý luận và thực tiễn, đã chứng minh khả năng thống nhất giữa tính chất sản xuất hàng hóa và tính chất kế hoạch trong cùng một cơ chế kinh tế, khả năng và sự cần thiết phải có một nhà nước xã hội chủ nghĩa đủ mạnh để điều tiết các thành phần kinh tế, hướng vào mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Lênin tìm kiếm, xây dựng thực chất là một sự khai phá đầy sáng tạo. V.I.Lênin viết: Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm. Trái lại, chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu cuộc sống. Người còn nói: Chúng ta không biết chủ nghĩa xã hội trọn vẹn sẽ như thế nào vì chưa có dữ liệu để nhận định về nó.
V.I.Lênin là người thiết kế và thi công chủ nghĩa xã hội, từ những luận điểm lý thuyết, mô hình chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin đã biểu hiện trong thực tế, tỏ rõ sự vận dụng tài tình những tư tưởng của Mác vào điều kiện cụ thể của nước Nga lúc đó. V.I.Lênin tìm mọi biện pháp để phát triển lực lượng sản xuất, chủ trương phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước bên trong nhà nước chuyên chính vô sản,…Sau khi V.I.Lênin qua đời, tiếc thay, mô hình chủ nghĩa xã hội do Người phác họa những nét ban đầu không được thừa kế đúng đắn và phát triển sáng tạo.
Những quan điểm của V.I.Lênin về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và những yêu cầu đối với Đảng Cộng sản – đảng cầm quyền trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội là một di sản hết sức quý báu của V.I.Lênin để lại cho chúng ta. V.I.Lênin cảnh báo nguy cơ lớn nhất đối với đảng là sai lầm về đường lối, và sự xa rời quần chúng.
V.I.Lênin nhấn mạnh phải chống bệnh quan liêu và thói kiêu ngạo cộng sản. Người cho rằng: Chủ nghĩa quan liêu là ung nhọt nguy hiểm nhất trong đảng và trong các cơ quan nhà nước. Muốn đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, chúng ta phải lôi cuốn quần chúng tham gia cuộc đấu tranh đó. V.I.Lênin đòi hỏi đảng phải đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi đảng viên phải học tập không ngừng, nhất là học buôn bán, học làm kinh tế. Trong điều kiện đảng cầm quyền, V.I.Lênin yêu cầu nguyên tắc tập trung dân chủ phải được thực hiện nghiêm chỉnh để bảo vệ tính thống nhất trong đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đồng thời, bảo đảm dân chủ trong nội bộ đảng. Thực tế ở nhiều nước đã chứng minh: Một khi đã xa rời những nguyên tắc lê-ni-nit về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, ngay lập tức đảng không còn sức mạnh để đảm đương vai trò lãnh đạo, thậm chí bị biến tướng, tan rã….
Những di sản tư tưởng vĩ đại của V.I.Lênin vẫn sáng ngời giữa một thế giới, ở đó, con người vẫn bị chém giết, bị chà đạp vì những mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Do vậy, con người cần phải có khoa học và lý luận tiên phong làm ngọn đuốc soi đường.
Sức cuốn hút kỳ diệu của V.I.Lênin toát lên từ chiều sâu của di sản tư tưởng, tầm vóc sự nghiệp của Người và từ những phẩm chất tuyệt vời của một con người vĩ đại, nhưng vô cùng khiêm tốn và giản dị.
Nguyễn Xuyến