Kỹ thuật ủ phân Bokashi-Trichoderma bón cho cây hồ tiêu

Nông dân hoàn toàn có thể tự sản xuất phân tại chỗ bằng các nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương như: phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp, phân xanh….kết hợp với Chế phẩm sinh học Trichoderma asperellum của PGS.TS Trần Thị Thu Hà, trường đại học Nông lâm Huế theo quy trình kỹ thuật ủ lên men của Nhật Bản để tạo phân hữu cơ vi sinh Bokashi –Trichoderma.

 

Hiện nay, một số nông dân còn lạm dụng thuốc hóa học trong phòng trừ tuyến trùng bởi đây là dịch hại khó phòng trừ. Sử dụng thuốc hoá lạm dụng thuốc có tính độc cao, thuốc phổ tác dụng rộng liên tục sẽ gây hiện tượng kháng thuốc và gây ô nhiễm cho người, vật nuôi và môi trường đặc biệt là nguồn nước. Vì vậy việc sử dụng “Bokashi-Trichoderma” nhằm hạn chế sử dụng thuốc hoá học và sản xuất nông nghiệp an toàn bền vững.

Sử dụng chế phẩm “Bokashi-Trichoderma” trong ủ phân tận dụng nguồn rác thải hữu cơ sẵn có ở nông hộ, địa phương có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiện chi phí nâng cao hiệu quả trong sản xuấ nông nghiệp. Phân hữu cơ “Bokashi” là một loại phân hữu cơ vi sinh vừa có giá trị dinh dưỡng cao giúp cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt, vừa có tác dụng cải tạo đất, ức chế sự phát sinh, phát triển của các vi sinh vật gây hại trong đất nên giúp cây trồng chống chịu tốt với sâu bệnh hại. Nông dân có thể tự sản xuất phân tại chỗ bằng các nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương như: phân gia súc, gia cầm, rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp, phân xanh….… theo qui trình kỹ thuật ủ lên men của Nhật Bản

Nấm Trichoderma asperellum được nuôi cấy và tạo sinh khối trên môi trường cám trấu với tỉ lệ 1:5 với bổ sung nước tạo độ ẩm khoảng 60%. Nuôi hỗn hợp trong phòng thí nghiệm 6 ngày để nhân sinh khối. Sau thời gian nhân, mật độ bào tử đạt 2×10bào tử/g chất mang.

Ủ phân hữu cơ sau khi đã ủ 1-2 tuần, khi đảo trộn phân thỉ bổ sung với nấm Trichoderma với tỉ lệ 3 kg với 1 tấn phân ủ.

Quy trình ủ phân : 1 tấn phân HCVS Bokashi -Trichoderma thành phẩm.

a) Nguyên liệu:

– Phân chuồng (phân heo, bò, gà, trâu, . . .) : 400-500kg

– Xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu hay các chất bã thực vật gồm : rơm rạ, lá cây, tốt nhất là các cây họ đậu, bèo, lục bình : 500-600kg, cắt ngắn dài 5-7 cm

– Super lân: 30kg

– Nước: 150 – 200 lít (tùy chất độn).

– Chế phẩm sinh học Trichoderma asperellum: 5 kg (Bổ sung sau khi ủ 2-3 tuần)

– Trấu hun: 1% (10 kg)

– Cám gạo: 1 kg

+ Vôi: 10 kg

+ Bạt phủ

b) Kỹ thuật ủ phân:

Tất cả các thành phần: phân chuồng + nước trộn đều đảm bảo hỗn hợp ủ đạt đủ độ ẩm 50-60% (dùng tay bốc lên,nắm chặt thấy nước rỉ ra là được).

Đánh thành luống hình thang cao khoảng 1,2 -1,5m

Dùng bạt phủ kín tránh mưa nắng trực tiếp trực tiếp để đảm bảo độ ẩm, hạn chế mất đạm trong quá trình lên men vi sinh.

Sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng dần lên khoảng 40-500C. Sau 25- 30 ngày, nhiệt độ có thể tăng đến 50-600C. Lúc này phân cần được đảo trộn để tăng cường hoạt động của men vi sinh. Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 50-60% là tốt.

Khi đảo trộn bổ sung 5kg chế phẩm Trichoderma asperellum và đảo đều ủ thêm 1 tuần sẽ thầy sợi nấm trắng phát triển trên đống phân.

c) Cách sử dụng: Sau khi ủ đạt yêu cầu, bón cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa với lượng 2 kg/gốc sau khi thu hoạch và vệ sinh đồng ruộng.

Hồ Thành

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email