Học sinh sáng tạo compa đa năng

Tác giả của đề tài, em Hồ Thị Ngọc, học sinh trường THCS Phong Bình, huyện Phong Điền cho biết: Trong quá trình học môn toán, quan sát việc thực hiện vẽ các hình, đo góc, vẽ đường tròn có bán kính bất kỳ hoặc bán kính xác định, dựng tam giác khi biết được một số yếu tố về cạnh và góc, vẽ – đo cung tròn… bản thân em nhận thấy dùng thước và compa để thực hiện công việc trên lên bề mặt bảng có từ tính còn nhiều thao tác không thuận lợi. Từ đó em tìm tòi nghiên cứu kết hợp một số đồ dùng để tạo thành chiếc “compa đa năng”.

 

Để làm được mô hình “ Compa đa năng” , tác giả thực hiện các bước như: dùng cưa xẻ rảnh rộng khoảng 1cm ở giữa thanh gỗ (dài 35cm, rộng 4cm, dày 1cm) và dùng khoan, khoan môt lỗ ở một đầu thanh gỗ, sau đó lấy giấy nhám làm láng thanh gỗ. Lắp giác kế đã được dán nam châm ở mặt dưới vào đầu thanh gỗ đã được khoang, lắp ống nhựa nhỏ vào rãnh đã tạo trên thanh gỗ. Cắt và dán phần thước nhựa có chia khoảng lên một mép của thanh gỗ.

Khi vẽ đường tròn có bán kính xác định ta đặt compa sao cho tâm của giác kế trùng với tâm của đường tròn cần vẽ, sau đó trượt ống nhựa nhỏ đến một vị trí thích hợp theo số đo bán kính đã chọn, đặt viên phấn vào ống nhựa và quay thanh gồ ta được đường tròn. Khi vẽ cung tròn có số đo cho trước xác định tâm của cung tròn, sau đó di chuyển thanh gỗ sao cho cái kim trên thanh gỗ chỉ đúng vào vạch số 0, đặt viên phấn vào ống nhựa tạo điểm đầu của cung, giữ và di chuyển viên phấn để vẽ cung có số đo cho trước. Khi đo cung tròn, tương tự cách đo góc nhưng tâm của giác kế đặt trùng với tâm của cung tròn. Khi vẽ góc, vẽ trước một tia, đặt tâm giác kế trùng với góc của tia, điều chỉnh giác kế và thanh gỗ sao cho cái kim trên thanh gỗ đúng vào vạch số 0 và thanh gỗ trùng với tia đã vẽ, di chuyển thanh gỗ đến vị trí sao cho cái kim trên thanh gỗ chỉ đúng giá trị số đo góc cần vẽ, đánh dấu và vẽ cạnh còn lại. Khi đo góc, đặt tâm giác kế trùng với đỉnh của góc, điều chỉnh giác kế và thanh gỗ sao cho cái kim trên thanh gỗ đúng vào vạch số 0 và thanh gỗ trùng với một cạnh của góc, di chuyển thanh gỗ đến vị trí cạnh thứ hai của góc, khi đó cái kim chỉ vào giá trị bao nhiêu trên giác kế đó là số đo của góc.

Tạo ra được chiếc compa có nhiều tính năng khi sử dụng trên bảng đen, bảng trắng (thay phấn bằng bút dạ), giấy roky (thay phấn bằng bút).

Compa đa năng đã sử dụng để dạy môn toán tại trường THCS Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất tiện lợi, hữu ích và có khả năng ứng dụng tại tất cả các trường học trên toàn quốc. Do vậy, đề tài được đánh giá là có tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng rộng rãi.

 

Giải Pháp

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email