Nhóm sinh viên với đề tài nghiên cứu tăng năng suất cây lạc

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Đề tài này là của 6 sinh viên Trường Đại học Nông lâm Huế gửi đi dự thi và đoạt giải Ba Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo và giải Ba giải thưởng VIFOTECH.

 

Là nước có diện tích trồng lạc lớn và có sản lượng cao, Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu lạc; tuy nhiên, so với nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, nước có cùng điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác thì năng suất và chất lượng lạc của nước ta vẫn còn thấp. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm chọn tạo giống mới hoặc các biện pháp thâm canh như sử dụng phân bón, phương pháp bón phân, chế phẩm sinh học… Trong các biện pháp đó, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng là một hướng đi mới đã đem lại nhiều kết quả cao ở nhiều nước.

Thái Thị Hồng Mỹ, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: Ở Trung Quốc dùng chất ức chế sinh trưởng pacclobutrazol (P333) để phun cho lạc và mang lại hiệu quả cao. Năng suất lạc tăng từ 60% – 70%. P333 được nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất lạc tại một số tỉnh phía Nam nước ta. Ở các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của chất P333 đến sinh trưởng và năng suất lạc. Đây là vấn đề mới có tính khoa học và thực tiễn cho phát triển sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh có điều kiện khí hậu tương tự khác. Vì vậy, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu vấn đề trên và bước đầu thu được một số kết quả khả quan.

Bắt đầu tiến hành trong vụ xuân 2009, nhóm sinh viên nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ (Hương Trà) và vườn thực nghiệm khoa Nông học, Trường đại học Nông Lâm Huế. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc phun P333 cho lạc vào giai đoạn sau ra hoa đã tăng năng suất lên từ 10% – 16% – một con số rất đáng mừng. Kim Anh, thành viên nói: Vì đề tài làm ở xa trường, các thành viên đều không phải là người Huế nên tụi em khá vất vả trong đi lại. Việc tìm tài liệu cũng là một vấn đề bởi có nhiều tài liệu tiếng Anh phải một số người phiên dịch giúp. Hồ Thị Thúy nhớ lại: Lần đầu tiên do chưa mượn được xe máy bọn em phải đạp xe ra ngoài đó, mệt lắm nhưng ai cũng vui. Thức khuya, dậy sớm và phải nhịn đói là chuyện thường. Thuận lợi là mọi thành viên trong nhóm đều say mê nghiên cứu khoa học và các thầy cô hỗ trợ tụi em rất nhiều.

Triển khai từ tháng 2 đến tháng 5-2009, đề tài được gửi đi dự thi, đến tháng 1-2010, cả nhóm mới biết kết quả. Cảm giác của bọn em lúc đó thật bất ngờ và vui vô cùng vì đây là thành quả cả nhóm làm ra và lần đầu tiên, tụi em nhận được giải thưởng lớn như vậy, Tạ Thị Yến, trưởng nhóm nói. Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của pacclobutrazol (P333) đến sinh trưởng và năng suất lạc xuân (Arachishypogaea) ở Thừa Thiên Huế cũng là đề tài đạt giải thưởng cao nhất trong số những đề tài gửi đi dự thi Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009 của Trường đại học Nông lâm Huế.

TS. Nguyễn Đình Thi, giảng viên khoa Nông học – Trường đại học Nông Lâm, giáo viên hướng dẫn đề tài cho biết, bên cạnh hướng sử dụng giống mới có năng suất chất lượng, sử dụng cân đối dinh dưỡng vi lượng và đa lượng để tăng năng suất cây trồng bền vững thì việc sử dụng hợp lý các chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng trong từng điều kiện cụ thể là cần thiết. Đây là một mũi nhọn của nông nghiệp, trong khi ở Thừa Thiên Huế và miền Trung lĩnh vực này còn mới và chưa được nghiên cứu nhiều. Từ năm 2005 đến nay, một trong những hướng nghiên cứu chính của tôi là ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng và vi lượng để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Trong đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của pacclobutrazol (P333) đến sinh trưởng và năng suất lạc xuân (Arachishypogaea) ở Thừa Thiên Huế, nhóm sinh viên kế thừa và nghiên cứu một mảng trong đó, cụ thể là chất P333. Kết quả thí nghiệm ở TP.Huế và Hương Trà cho thấy, sau khi sử dụng chất P333 với liều lượng hợp lý thì năng suất lạc tăng lên trên đến 16%. Từ thành công này, chúng tôi cũng khuyến cáo nông dân trồng lạc ở Thừa Thiên Huế và những vùng tương tự khác phun P333 nồng độ 400 – 600 ppm với liều lượng 320lít/ha, góp phần nâng cao năng suất cây lạc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Vân (Báo Thừa Thiên Huế)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email