Xây dựng Thừa Thiên Huế theo mô hình chùm đô thị, đa trung tâm

 

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, đã thông qua đề án Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, các cấp, ngành trong toàn tỉnh ra sức thực hiện những mục tiêu của đề án để sớm đề nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép chuyển tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2015.

Theo nội dung của đề án, Thừa Thiên Huế sẽ được xây dựng theo mô hình chùm đô thị, đa trung tâm bao gồm thành phố Huế là đô thị thành phố trung tâm – hạt nhân, các đô thị vệ tinh gồm: Tứ Hạ, Hương Thủy, Thuận An và Chân Mây – Lăng Cô. Thành phố Thừa Thiên Huế sẽ tập trung phát huy 2 nguồn tài nguyên nổi trội là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên lịch sử – văn hóa – nhân văn – kiến trúc theo hướng phát triển hài hoà, lấy dịch vụ du lịch và các thế mạnh của một trung tâm văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ để phát triển, hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố đô thị sinh thái, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường trong tương lai. Dự kiến đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP Thừa Thiên Huế tăng trên 13%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 16-17%, dịch vụ tăng 12-13%, nông lâm ngư nghiệp tăng 2-3%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 2.300 USD, gấp 2 lần so với năm 2010 và phấn đấu năng suất lao động xã hội gấp 2 lần năm 2010. Dân số Thừa Thiên Huế dự đoán vào năm 2015 là 1.150.000 người, trong đó dân số thành thị khoảng từ 490.000-640.000 người, dân số nông thôn từ 610.000-760.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40-50%.

Mộ góc thành phố Huế hôm nay

Hơn một năm qua, bám sát những chủ trương, định hướng lớn của Kết luận 48, Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg, ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, dưới sự lãnh đạo cụ thể, sâu sát của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã xây dựng nhiều đề án khả thi và triển khai hiệu quả một số đề án như: Hoàn thành đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương; Đề án phát triển kinh tế tổng hợp vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 818/QĐ-TTg, ngày 7/6/2010; Ngoài ra đã tổ chức rà soát một số quy hoạch như: quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển CNTT, quy hoạch điện, quy hoạch thiết chế văn hoá, quy hoạch thành lập Khu công nghệ cao Hồ Truồi,¦ Đầu tư một bước hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị Huế và các thị xã Hương Thuỷ, Tứ Hạ – Hương Trà, Thuận An, Phú Bài. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai nhiều dự án như: Dự án Nhà ở cho người thu nhập thấp; các dự án giao thông quan trọng, đặc biệt là phá thế chia cắt ở đầm cầu phá Tam Giang “ cầu Hai, triển khai xây dựng đường La Sơn – Nam Đông kết nối đô thị Nam Đông với thành phố Huế, đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sạch; Dự án cải thiện môi trường, hạ tầng lưới điện,…

Theo chủ trương của tỉnh uỷ, HĐND, UBND, trước mắt, tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, phải tập trung làm tốt công tác quy hoạch không gian phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại theo Quyết định 86 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 để xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Thứ hai, gắn quy hoạch – xây dựng để phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây, trục quốc lộ 1A và đường bộ cao tốc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới nhằm phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, du lịch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Mặt khác, phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm đẩy nhanh đô thị hóa và liên doanh, liên kết chặt chẽ nhằm phát huy thế mạnh tối đa của vùng đó là: Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Nam – Điện Ngọc – Hội An. Đối với địa phương, sẽ tập trung đầu tư hình thành chuỗi đô thị động lực: TP. Huế – Tứ Hạ – Phú Bài – Thuận An – Bình Điền và 9 đô thị mới, gồm: đô thị loại III Chân Mây – Lăng Cô và các đô thị loại V: Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thủy Tân, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt, Hồng Vân; trong đó, ưu tiên đầu tư cho TP. Huế trở thành đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân làm nòng cốt và xây dựng các thị xã Hương Thuỷ, Hương Trà, Thuận An, Phong Điền để đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Thứ ba, Đẩy mạnh việc xây dựng Đại học Huế thành đại học quốc gia nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho tỉnh và cả nước. Tiếp tục nâng cao năng lực của trung tâm y tế chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu, dịch vụ khám, chữa bệnh của nhân dân trong khu vực và quốc tế. Tăng cường liên kết, hợp tác và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, như: công nghệ thông tin, điện tử, vật liệu mới, cơ khí tự động hoá, công nghệ sinh học,¦ để tạo bước đột phá chuyển từ kinh tế hàng hoá sang nền kinh tế tri thức, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng trong hội nhập.

Thứ tư, phấn đấu giữ gìn và xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm văn hoá dân tộc đặc trưng có môi trường sinh thái lành mạnh nhất của Việt Nam. Đặc biệt, phải gắn kết hài hoà phát triển kinh tế trong mối quan hệ hữu cơ với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống; chú trọng công tác trùng tu, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng. Ưu tiên đầu tư gìn giữ những giá trị không gian kiến trúc, không gian môi trường sinh thái gốc của cố đô Huế, theo quy luật phát triển theo nguyên vừa cổ kính, vừa hiện đại trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển. Thứ năm, xây dựng bộ máy hành chính thực sự chuyên nghiệp, gần gũi thân thiện với nhân dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư ổn định, huy động tối đa các nguồn lực trí tuệ, công của trong nhân dân, các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài cho mở rộng sản xuất – kinh doanh, phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ dân sinh./. Kết luận 48 của Bộ Chính trị khoá X ngày 25/5/2009 đã chỉ rõ phương hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đó là: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á¦.

Doãn Quan (Theo thuathienhue.gov.vn)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email