Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) được thành lập năm 1966 là một thể chế tài chính đa phương, với ba dịch vụ chính: Cho vay dự án; Hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án (project preparatory assistance); Hỗ trợ kỹ thuật tư vấn theo ngành (advisory technical assistance). Khu vực hoạt động chủ yếu của ADB là Châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà đa số quốc gia là các nước đang phát triển và thường xuyên trong tình trạng thiếu ngân sách đầu tư. Đây là một lợi thế cho Ngân hàng phát triển Châu Á phát huy tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên Thế giới.
Đối với Việt Nam, từ 2007 đến nay ADB nằm trong danh sách 3 nhà tài trợ hàng đầu cho các dự án phát triển ở Việt Nam, trở thành một trong các chủ nợ lớn nhất của nhiều thế hệ tương lai trên đất nước này. Việt Nam đứng thứ 9 trong Top các quốc gia vay nợ của ADB (4 tỷ USD, theo www.adb.org, tính đến tháng 12/2006).
Thời gian gần đây, các dự án lớn của Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng, số tiền vay nợ của mỗi dự án lên đến hàng tỷ đô la. Có thể kể đến các dự án tiêu biểu như:
1. Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai thuộc hành lang giao thông Côn Minh – Hải Phòng có tổng giá trị 1,216 tỷ USD, trong đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cam kết dành cho Việt Nam khoản vay 1,096 tỷ USD;
2. Dự án Đường cao tốc TP.HCM – Dầu Giây trị giá 932 triệu USD trong đó vay 410 triệu USD từ ADB;
3. Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương giá trị khoản vay 930,71 triệu USD;
4. Dự án cấp nước (Water supply Project), với chi phí hỗ trợ kỹ thuật 1,50 triệu USD và giá trị khoản vay 1,363 tỷ USD¦Tuy ADB đánh giá rằng các dự án sử dụng khoản vay từ ADB của Việt Nam là khá thành công và tổ chức tài chính quốc tế này có đóng góp to lớn đối với sự vực dậy của nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khủng hoảng năm 2008 thì chúng ta cũng phải đối diện với một thực tế rằng, Việt Nam đang mang trên mình một khoản nợ đối với Ngân hàng Phát triển Châu Á gần 10 tỷ USD (2010) và đang liên tục tăng lên.
Nhiều hoạt động của ADB tại Việt Nam được triển khai nhưng rất ít thông tin về dự án đến được người bị ảnh hưởng, các tổ chức xã hội dân sự và ngay cả những viên chức dân cử trong các quốc gia vay vốn. Thậm chí nhiều dự án không có sự tham gia của các đối tượng này. Người dân Việt Nam, nhất là đối tượng bị ảnh hưởng, thậm chí cả các nhóm hưởng lợi ít nhận thức được gánh nặng nợ nần mà các thế hệ tương lai Việt Nam phải trả cho các khoản vay từ những dự án đang được triển khai trên quê hương mình. Các hậu quả từ những công trình lớn có sử dụng vốn ADB đến tài nguyên – môi trường, tái định cư, dân tộc thiểu số cũng không được chú ý nhiều. Trong khi đó đa phần các chương trình có vốn vay từ ADB tại VN được xếp vào danh sách các chương trình/dự án thuộc nhóm A (nhóm có tác động xấu nhất). Hay nói cách khác, việc giải ngân cho Việt Nam vay vốn là khá thông thoáng và thuận lợi đối với ADB.
Trong khi ở nhiều quốc gia trên Thế giới, các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài được giám sát một cách chặt chẽ bởi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs), thì ở Việt Nam vai trò của các nhà phản biện xã hội đến từ các tổ chức NGO thuộc khối xã hội dân sự ở Việt Nam (VNNGOs) vẫn còn rất mờ nhạt trong việc đánh giá, giám sát độc lập các nguồn vốn vay này. Nguyên nhân một phần xuất phát từ chính năng lực của các tổ chức phi chính phủ. Mặt khác, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự nói chung và các tổ chức phi chính phủ nói riêng đối với các dự án phát triển có vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự được Chính phủ quan tâm và đánh giá đúng mức. Hơn nữa, trong khi ngân sách hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở các nước khu vực có nguồn từ một khoản dành riêng của Chính phủ, các doanh nghiệp và từ các nguồn vận động tài trợ khác thì tổ chức phi chính phủ Việt Nam tồn tại chủ yếu bằng các khoản vận động tài trợ nước ngoài. Chính những hạn chế về điều kiện tài chính và cơ chế chính sách của Nhà nước dành cho các tổ chức phi chính phủ khiến cho các hoạt động tham gia của các nhà phản biện xã hội độc lập trong các chương trình, hoạt động của ADB dường như bị bó hẹp.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là không có cánh cửa nào cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNNGOs) tham gia vào việc giám sát các chương trình, dự án có sử dụng vốn vay của ADB. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự mở cửa của thể chế, chính sách, các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh, các tổ chức phi chính phủ hiện nay đang đóng vai trò nồng cốt trong các diễn đàn lớn thúc đẩy, hỗ trợ các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương. Trong bối cảnh khu vực đã hình thành được các mạng lưới tạo diễn dành cho các VNNGOs tham gia sâu vào lĩnh vực này như Diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ về ADB (NGO forum on ADB). Chính những diễn đàn khu vực này đã gây áp lực cho ADB phải nổ lực để chứng tỏ tính minh bạch thông tin và tính công bằng của mình bằng việc ban hành các cơ chế, chính sách liên quan. Ví dụ như Cơ chế giải trình trách nhiệm OPCRP, Chính sách truyền thông PCP (công bố và trao đổi thông tin), trong đó nói rõ ADB có trách nhiệm công bố các thông tin liên quan đến người dân bị ảnh hưởng và các cơ quan, tổ chức liên quan có quyền được tham gia vào các chương trình, dự án trên đất nước của họ. ADB bắt buộc các nhân viên và tư vấn cộng tác của mình tuân thủ các quy định, chính sách này và đồng thời chào đón các tổ chức xã hội dân sự, nhất là các tổ chức phi chính phủ của các nước vay tham gia vào việc giám sát các chính sách này của họ. Vậy, các VNGOs hoàn toàn có thể đóng vai trò giám sát đối với các chính sách của ADB nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của nguồn vốn mà Việt Nam vay từ ADB.
Hiện nay, trên cả nước đã bắt đầu có 3 đánh giá độc lập của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án sử dụng vốn vay ADB đang được thực hiện: (1) Đánh giá độc lập về Dự án hỗ trợ ngành nước tại Huế do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) thực hiện từ tháng 10/2010; (2) Đánh giá độc lập công trình đường bộ Hà Nội “ Lào Cai do Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) thực hiện; (3) Đánh giá độc lập dự án thủy điện Sông Bung 4 do Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên Nước (WARECOD) thực hiện. Dự kiến, các kết quả phản hồi từ các đánh giá độc lập này sẽ được phản ảnh tại các cuộc họp bên lề trong cuộc họp thường niên của các giám đốc ngân hàng ADB diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2011. Điều này cho thấy, các tổ chức xã hội dân sự, nhất là các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có tiềm năng để thể hiện chức năng phản biện xã hội “ một trong những sứ mệnh trọng đại mà đất nước trông đợi các tổ chức này thực hiện trong bối cảnh các tổ chức tài chính đa phương đang ngày càng bành trướng ảnh hưởng của mình đối với các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Phan Thị Ngọc Thúy
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)
Tài liệu tham khảo:
1. Avilash Roul – NGO forum on ADB, Understanding ADB in Viet Nam: Opportunities for CSOs, workshop on ˜ADB in Viet Nam: Opportunities for VNGOs™ Ha Noi , June 25, 2010.
2. Tea Soentoro – NGO forum on ADB, The Asian Development Bank “ an introduction, workshop on ˜Researching gender impacts of large transport projects in VietNam™ Phu Tho, December 24-25, 2010.
3. Thang Văn Phúc, Tổng quan về Hội, tổ chức phi chính phủ và thể chế pháp lý cho các tổ chức xã hội ở Việt Nam, Hội thảo thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội, Hà Nội, 9/2010.
4. Đặng Ngọc Quang, ADB và Việt Nam, Hội thảo Nghiên cứu tác động giới của các dự án hạ tầng giao thông lớn, Phú Thọ, 12-2010.
5. Trang Web: http://www.adb.org