Trồng rau an toàn lãi gấp 5 lần lúa

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất các loại rau, củ, quả an toàn theo hướng hàng hóa là mô hình đang phát huy hiệu quả ở Hà Tĩnh, cho thu nhập gấp 4 – 5 lần so với trồng lúa.

 

<strong<sản xuất=”” theo=”” hướng=”” an=”” toàn<=”” strong=””></strong<sản>

Trước đây, đa số người dân ở xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà) chỉ cấy lúa và trồng lạc theo lối canh tác truyền thống nên năng suất thấp. Từ năm 2006 đến nay, được sự hỗ trợ của Dự án IFAD Hà Tĩnh (IMPP), xã đã triển khai 3 mô hình sản xuất rau, củ, quả

Ông Nguyễn Văn Thìn – Chủ tịch UBND xã cho biết: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học vào sản xuất tại xã Tượng Sơn bước đầu đã có hiệu quả, nhưng hiện vẫn đang khó khăn về đầu ra do chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu người dân vẫn phải tự lo đầu ra. Chúng tôi cũng đã có kế hoạch xây dựng thương hiệu, nhưng do thiếu kinh phí nên vẫn chưa triển khai được”.

Không chỉ ở Thạch Hà, nhiều huyện khác như Kỳ Anh, Can Lộc… cũng đang triển khai các mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn. Được thành lập năm 2011, HTX Hoa Đông (xã Kỳ Hòa, Kỳ Anh) đã thu hút được hơn 30 xã viên tham gia, với diện tích hơn 7ha.

Để sản xuất rau, củ an toàn, HTX đã được Sở NNPTNT Hà Tĩnh hỗ trợ 60 triệu đồng thực hiện xét nghiệm đất, nước, mẫu sản phẩm và tháng 9.2011, HTX Hoa Đông đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất tốt). Xã viên Lê Thị Hà cho biết: “Trước kia chưa được chứng nhận VietGAP, rau, củ, quả của chúng tôi làm ra bán rất rẻ, nhưng nay không chỉ giá cả được nâng lên mà số lượng tiêu thụ cũng nhiều hơn”.

<strong<vẫn khó=”” đầu=”” ra<=”” strong=””></strong<vẫn>

Chị Nguyễn Thị Thuận – một trong những hộ tham gia dự án sản xuất rau an toàn tại xóm Trung Lập, xã Tượng Sơn phấn khởi: “Trồng dưa chuột, bí xanh thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, mỗi sào rau, màu ăn đứt 5 sào lúa. Nếu tìm được đầu ra ổn định, thì đây có thể nói là mô hình đột phá trong sản xuất nông nghiệp từ trước đến nay”. Theo đánh giá của Trung tâm Chuyển giao khoa học kỹ thuật huyện Thạch Hà, trung bình mỗi 1ha dưa chuột, bí xanh có thể đem lại giá trị 120 triệu đồng. So với trồng lúa, thu nhập từ trồng dưa, bí xanh cao gấp 4 – 5 lần.

Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn hiện nay là đầu ra cho sản phẩm. Hiện đầu ra vẫn ổn định, nhưng về lâu dài theo ông Thìn, cần có sự liên kết giữa “4 nhà” (Nhà nước, nhà nông, khoa học và doanh nghiệp) trong việc tạo ra chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu làm được điều này, mô hình không chỉ tạo ra một loạt các sản phẩm nông nghiệp sạch, mà lượng tiêu thụ cũng lớn hơn, từ đó đời sống của người dân cũng được nâng cao hơn.

Theo Dân Việt

 

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email