Nhận biết và phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

 

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Mỗi năm, tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) ảnh hưởng hàng trăm ngàn người và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, đặc biệt bệnh hay gặp ở những người cao tuổi. Nhân buổi nói chuyện chuyên đề về Nhận biết và phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não cho các Hội viên Câu lạc bộ Phú Xuân do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS. Hoàng Khánh – Trưởng phòng Đào tạo sau đại học (Trường Đại học Y Dược Huế) về căn bệnh này.

*Thưa PGS.TS. Hoàng Khánh, ông có thể cho biết biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não và nguyên nhân gây ra căn bệnh này?

Tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay vỡ ra. Khi bệnh xảy ra bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng diễn biến đột ngột vì vậy bệnh nhân không gọi được người xung quanh giúp đỡ. Biểu hiện của đột quỵ là lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên người đang làm việc bình thường.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Nếu là cục máu đông này bị kẹt lại trong não thì gọi thuyên tắc não. Cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não (thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp).

*Tai biến thường để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng. Vậy ông có thể cho biết cách nhận biết, xử lý bệnh tai biến mạch máu não?

Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Điều quan trọng là hơn 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được. Vì thế, việc phòng ngừa đột quỵ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ là người bệnh đột ngột bị một hoặc các triệu chứng sau: Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê; Gặp khó khăn trong diễn đạt hoặc hiểu người khác; Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể như mặt, tay, chân. Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt. Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn. Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng ba giờ đầu tiên.

Cách sơ cứu khi bị đột quỵ:

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115. Trong khi chờ xe cấp cứu:

– Người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở.

– Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.

– Nếu bệnh nhân co giật, cần để bệnh nhân nằm nghiêng. Đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

Khi gặp người bị đột quỵ cần đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên đầu hơi nâng nhẹ, nếu nôn ói, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Nếu người bệnh lơ mơ: kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ. Nếu bệnh nhân hôn mê: cũng xử trí như trên, kiểm tra nếu không thấy mạch đập hoặc ngừng thở, tiến hành hô hấp mồm – mồm và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 1: 5.

– Không tự ý cho uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

– Không cạo gió.

– Gọi xe đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

– Không để nằm chờ xem có khỏe lại không vì não người rất quan trọng và rất nhạy cảm. Do đó phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi não hoặc đang bị chèn ép.

*Cần làm gì để phòng bệnh tai biến mạch máu não, thưa ông?

Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, phải điều trị các nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; cần khám tại cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không có nguyên nhân để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Điều cần nói là người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát. Cụ thể phải làm việc nhẹ nhàng vừa sức, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, không ăn quá mặn, ăn nhiều rau củ quả. Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Phải tăng cường tập vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu. Uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng mùa lạnh là thời điểm đột quỵ xuất hiện nhiều nhất, tăng 60% so với các mùa khác. Do vậy, khi thời tiết lạnh, người bệnh tim mạch cần mặc đủ ấm khi ra ngoài, tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột như từ trong nhà ra đường quá vội.

Thời gian từ lúc đột quỵ xuất hiện đến khi bắt đầu điều trị là cực kỳ quan trọng (thời gian vàng), quyết định đến sự sống còn của người bệnh cũng như hạn chế tối đa tổn thương não. Người bệnh cần được sớm đưa đến phòng cấp cứu để chụp cắt lớp sọ não. Nếu đột quỵ do thiếu máu – nguyên nhân gây ra do cục máu đông – cần cho thuốc tan cục máu. Thuốc này chỉ có hiệu quả khi được tiêm trong ba giờ đầu tiên kể từ khi triệu chứng đột quỵ xuất hiện. Nếu đột quỵ do xuất huyết – nguyên nhân do chảy máu trong não – điều trị bao gồm làm giảm huyết áp và chống phù não.

Doãn Quan (thực hiện)

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email