Nhờ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều loại xũ khí được được chế tạo và đang thử nghiệm, mà cứ tưởng là được lấy từ trí tưởng tượng của các nhà văn khoa học viễn tưởng. Dưới đây là 7 món vũ khí được các nhà quân sự gọi là vũ khí của tương lai.
1. Laser diệt tên lửa
Airborne Laser Testbed |
Hãng Boeing đã đưa ra vũ khí laser diệt tên lửa có tên Airborne Laser Testbed (ALTB). ALTB, sản phẩm hợp tác giữa Boeing cùng Northrop Grumman và Lockheed Martin. Được coi là thiết bị laser di động mạnh nhất trên thế giới hiện nay, nó có thể phá hủy các tên lửa đạn đạo đang bay với vận tốc khoảng 6.500 km/giờ. ALTB được mô tả là chùm laser có kích cỡ như quả bóng rổ, có thể đạt vận tốc 1070 triệu km/giờ, bước đầu được trang bị trên máy bay Boeing 747 cải tiến của Không quân Mỹ. Ngoài mẫu thiết kế vũ khí laser của Boeing, Tập đoàn Raytheon cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm “đa dạng hóa” loại vũ khí đặc biệt tối tân này.
2. Đại bác Ngày tận thế
Đây là vũ khí sử dụng năng lượng điện tử thay vì bột thuốc súng để phá hủy mục tiêu bằng động năng thay vì bằng chất nổ. Nó hoạt động bằng cách gửi đi những dòng điện tạo ra lực từ trường đủ mạnh để bắn đạn với tốc độ cao hơn so với những loại sử dụng thuốc súng. Tầm bắn của nó cũng đạt từ 320 km đến 400 km. Khả năng này cho phép những con tàu bắn sâu vào lãnh thổ của quân địch trong khi vẫn có thể đậu ở nơi an toàn. Vì không cần thuốc súng nên những khẩu đại bác này an toàn hơn, không tốn diện tích vận chuyển. Hải quân Mỹ hiện đang thử nghiệm và hy vọng sẽ sử dụng nó vào năm 2018.
3. Vũ khí tàng hình
Đó là những vũ khí dựa vào công nghệ tàng hình, được thiết kế và sử dụng các nhiên liệu khiến cho máy bay, tàu chiến, và xe cộ khó bị radar, những thiết bị cảm ứng nhiệt… phát hiện. Quân đội Anh cho là đã có được công nghệ này. Trong những đợt thử nghiệm bí mật năm 2007, họ đã bọc một chiếc xe tăng bằng silicon, biến nó thành một thiết bị chỉ có trong phim ảnh. Những chiếc camera trên xe tăng ghi lại môi trường xung quanh ở thời gian thực và gửi đi những hình ảnh trên bề mặt xe tăng.
4. Robot mang vác quân dụng
Núi non hiểm trở gây khó khăn đối với binh lính, thậm chí cả khi họ không phải chiến đấu. Trung bình một người lính ở Iraq và Afghanistan phải vác tới 50-60kg. Để giải quyết vấn đề này, Mỹ đã tạo ra hệ thống hỗ trợ có chân (LS3) nhằm giúp mang những thiết bị chiến đấu ở những nơi địa hình mà xe cộ không thể di chuyển được. Nó có thể mang gần 20kg, đi được 32 km và mỗi lần có thể đi trong 24 giờ.
5. Thiết bị giúp nhìn xuyên tường
Năm nay, hải quân Mỹ sẽ cố gắng giúp đội quân ở Afghanistan có được những thiết bị cảm ứng cầm tay có thể nhìn thấu tường, phát hiện chất nổ chôn bên trong và phát hiện quân địch bò dưới đường hầm hay trốn sau những cái cây. Thiết bị quét Eagle5, phiên bản M và P, sử dụng ít năng lượng, tần số radio băng thông rộng có thể cho ra những hình ảnh phía sau gỗ, đá, gạch, xi măng hay bụi đất. Phiên bản M trông giống như chiếc điện thoại di động cỡ lớn, nặng 1,5kg, được thiết kế để phát hiện chuyển động và có thể tìm ra người cách xa 6 mét phía sau tường xi măng dày 8 inch. Phiên bản P lớn hơn, được thiết kế để phát hiện người dưới những đường hầm và những chất nổ bị chôn ở độ sâu hơn 3 mét.
6. Robot chiến đấu
Để tránh thương vong cho binh lính, quân đội Mỹ đang đặt hàng để tạo ra Hệ thống robot trang bị vũ khí tối thân (MAARS). Nó có thể mở cửa, đặt chất nổ hoặc loại bỏ các vật thể. Ngoài ra, MAARS còn được trang bị súng ngắn M24b và khả năng phát hiện nơi bắn súng đến để có thể bắn trả. Thiết bị này có tầm nhìn 360 độ, giao tiếp 2 chiều, được trang bị tia laser và hoạt động được cả vào ban đêm.
7. Thiết bị bắn mà… không chết
Ngay cả khi trong chiến tranh, có những tình huống không nhất thiết phải dùng vũ khí chết người. Và thiết bị điện XREP đã có mặt, nó có thể làm tê liệt một người mà không gây đau đớn ở khoảng cách 26 mét. Khi chạm tới mục tiêu, XREP làm tê liệt mục tiêu trong vòng 20 giây, đủ để người ta xác minh nạn nhân là bạn hay thù.
Đỗ Nam (theo thuvienvatly.com)