Sống chung với biến đổi khí hậu

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Lần đầu tiên, một dự án thích ứng biến đổi khí hậu tại cộng đồng được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội “ CSRD (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế) triển khai tại các xã Hương Lộc (Nam Đông), Thủy Biều (T.P Huế) và Hải Dương (Hương Trà) với mục đích đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại đây, nâng cao nhận thức cho người dân, xây dựng các giải pháp thích ứng¦

Hệ lụy khi nước biển dâng cao 1 mét

Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam (do Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường xây dựng), khoảng 10 năm tới, nhiệt độ trung bình hằng năm ở nước ta sẽ tăng thêm từ 3-4oC. Mưa sẽ nhiều hơn vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khô, làm gia tăng tình trạng bão tố và hạn hán. Mực nước biển có khả năng dâng cao thêm 1 mét, kéo theo sự xâm thực vào đất liền, làm khoảng 31.000 m2 diện tích đất đai của cả nước bị ngập mặn.

Nghiên cứu của CSRD cho thấy, biến đổi khí hậu cũng sẽ có những tác động tiêu cực tại tỉnh ta. Khi nước biển dâng cao thêm 1 mét, khoảng 7% diện tích đất đai của Thừa Thiên Huế với 347 kmsẽ bị ngập do biển xâm thực. Ở lưu vực sông Hương, nhiệt độ tăng, lượng mưa biến động¦gây ra tình trạng thiếu nước, cháy rừng, sạt lở¦ở thượng lưu; ngập úng, nhiễm mặn, sạt lở ở trung lưu và ngọt hóa, xâm thực bờ biển¦ở vùng hạ lưu, ảnh hưởng đến cây cối, vật nuôi, mùa vụ sản xuất¦

Theo bà Lâm Thị Thu Sửu – Giám đốc CSRD, trước mắt, việc trang bị kiến thức, nâng cao năng lực, xây dựng phương án thích nghi với biến đổi khí hậu đang là vấn đề thời sự của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và từng gia đình.

Giải pháp cây xanh

Sau gần hai năm triển khai, dự án đã tổ chức nhiều đợt tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng. Đặc biệt, dự án đã hỗ trợ can thiệp thí điểm một số mô hình thích ứng với biển đổi khí hậu như trồng cây ngập mặn chống xói mòn và sạt lở bờ biển tại Cồn Tè (Hương Phong); trồng cây chắn gió, cho bóng mát tại Hải Dương; trồng cây bản địa tại khu sinh thái Cồn Chìm¦Sau gần một năm triển khai, số cây trồng này đã bắt đầu xanh tốt. Cũng theo bà Sửu, cây xanh là một trong những nhân tố quan trọng giúp con người chống chọi với thiên tai như mô hình trồng cây xanh để che chắn quanh nhà, chống nóng, cho bóng mát, chống xói lở¦ Tuy nhiên, người dân chưa ý thức hết tầm quan trọng của cây xanh trong vấn đề này.

Nghiên cứu của dự án cho thấy, có rất nhiều kinh nghiệm dân gian đã được người dân tích lũy, áp dụng một cách sáng tạo và hiệu quả để thích nghi với tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc bão, như kỹ thuật giằng nhà, làm nhà nhiều mái để chống bão của người dân vùng thượng lưu sông Hương. Kinh nghiệm làm rầm thượng, xây nhà cao móng chống lũ của người dân vùng trung lưu và hạ lưu. Một số nơi, người dân vùng cát đã biết đào mương dưới chân các đồi cát để trữ nước, chống hạn¦Qua dự án, các kinh nghiệm quí được tập hợp thành sổ tay để phổ biến cho cộng đồng.

Lớn hơn, nhiều giải pháp thích ứng ở cấp độ cộng đồng đã đựơc lựa chọn như biện pháp che chắn, ủ gốc các loại cây rau màu, phục hồi rừng nguyên sinh đầu nguồn; chống xói lở¦cho vùng thượng lưu. Các giải pháp thay đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nhà an toàn, dạy bơi cho trẻ em; tu bổ và xây dựng hệ thống thoát nước¦ở vùng trung lưu. Trồng cây ngập mặn, cây bóng mát; cải tiến hệ thống cấp nước sạch; nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, các phương án di dân vùng nhạy cảm, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và chế biến, bảo quản sản phẩm, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường¦cho vùng hạ lưu. Từ những kết quả nghiên cứu, CSRD đã phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường xây dựng dự thảo kế hoạch hành động bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu của Thừa Thiên Huế giai đoạn (2010-2020).

Tuy nhiên, để có những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp, bền vững và hiệu quả, cần xây dựng mối liên hệ, hỗ trợ chặt chẽ, đồng bộ giữa người dân, các nhà nghiên cứu và các cấp chính quyền.

Nhật Nguyên (Báo Thừa Thiên Huế)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email