Người đàn ông khuyết tật đưa bộ chữ Thái vào chuẩn UNICODE quốc tế

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Người đàn ông khuyết tật đó tên là Phan Anh Dũng (ảnh bên), anh bị khiếm thính nặng và bị câm. Nhưng bằng nỗ lực của mình, anh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công Hệ thống phần mềm và trang web hỗ trợ chữ Thái Việt Nam. Phần mềm đã góp phần đưa bộ chữ Thái vào chuẩn Unicode quốc tế.

 

Anh Dũng hiện là Trưởng bộ phận Nghiên cứu ứng dụng – Phòng nghiên cứu ứng dụng – Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế (Huesoft).

1. Đưa bộ chữ Thái vào chuẩn UNICODE quốc tế

Đây là một công trình dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực khá đặc biệt này. Tính sáng tạo và giá trị của nó không nằm trong việc sử dụng các công nghệ mới, phức tạp mà đã tạo nên được một hệ thống có tính bao quát và nhất quán cao, tuân thủ đúng chuẩn Unicode quốc tế.

Phần mềm chữ Thái ở Việt Nam có khả năng áp dụng lâu dài tới các thế hệ sau. Sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc Thái trong nước cũng như ngoài nước và dùng trong giảng dạy, nghiên cứu từ các lớp vỡ lòng tới các viện nghiên cứu, trường đại học¦

Với font chữ Thái khác thì font chữ Thái của anh Dũng đã khắc phục được những nhược điểm như: Hệ thống font Sơn La chưa đúng chuẩn Unicode và chưa có công nghệ xử lý bàn phím (bộ gõ) thực sự mà chỉ ghi đè mã của các ký tự Latinh để gõ bằng bàn phím tiếng Anh. So sánh với công trình của nhóm SIL – Taidam ở Hoa Kỳ thì bộ font Taiheritage của họ hiện đã chuyển mã về đúng chuẩn Unicode nhưng về bộ gõ vẫn phải mượn của tổ chức khác. Mặt khác, cả hai nhóm Sơn La và SIL-Taidam đều chưa có trang web chuyên về chữ Thái và bộ từ điển tra cứu trực tuyến như của nhóm anh Dũng. Công trình của anh Dũng và nhóm tác giả được đánh giá là bài bản và toàn diện.

Công trình đi từ việc nghiên cứu chung về ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc Thái ở Việt Nam đến việc xây dựng font chữ, đóng góp vào các đề nghị đưa bộ chữ Thái vào chuẩn Unicode quốc tế.

2. Và website Chữ Thái Việt Nam

Anh Dũng cho biết: Dân tộc Thái có 1 328 725 người, đông thứ ba sau người Kinh và Tày, là dân tộc thiểu số sớm có chữ viết riêng, từ thế kỉ XI. Chữ Thái bén rễ từ chữ Sanscrit (Ấn Độ) thông qua mẫu tự Khmer, và gần gũi với chữ Thái Lan, chữ Lào, cho nên, xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, ngoài việc đưa chữ Thái vào Uincode quốc tế anh còn lập một trang website để bảo tồn văn hóa dân tộc Thái qua website: http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/download/TaiViet.ttf

Tại trang webiste này, bạn đọc có thể: tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chữ Thái Việt Nam, nghiên cứu văn hóa và chữ viết Thái, tìm hiểu văn học dân gian Thái, từ điển Thái – Việt, có thể trao đổi và thảo luận bằng chữ Thái tại diễn đàn này.

Theo anh Dũng: Trang web ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy chữ Thái cho học sinh người dân tộc cũng như việc nghiên cứu của các nhà chuyên môn Thái học, ngoài việc tạo font chữ và bộ gõ cho chữ Thái cần có một trang web giới thiệu về chữ Thái, đưa lên các văn bản cổ tinh hoa văn hóa Thái, cho tải về các phần mềm và font chữ Thái phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tra cứu. Nên mình đã bắt tay vào số hóa bộ Từ điển Thái -Việt, chuyển từ kiểu chữ phiên âm Latinh về kiểu chữ Thái chuẩn Unicode, và biên tập cả phần tra ngược Việt -Thái, tạo thành từ điển trực tuyến trên trang Web Chữ Thái Việt Nam.

Nguyễn Phương

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email