Normal 0 0 2 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0mm 5.4pt 0mm 5.4pt; mso-para-margin:0mm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-fareast-font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Sáng ngày 7/3/2008 đã diễn ra Hội thảo hợp tác khoa học và công nghệ giữa các tỉnh miền Trung với viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KHCNVN). Đồng chí Ngô Hòa – UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
Tại hội thảo, ông Đỗ Nam – Giám đốc Sở KHCN Thừa Thiên Huế đã báo cáo Chương trình phát triển KHCN của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, đề xuất nhu cầu hợp tác về KHCN của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, xem KHCN là “Quốc sách hàng đầu”, “động lực phát triển kinh tế – xã hội” của tỉnh nhà trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đến năm 2010, về cơ bản hoàn thiện hệ thống tổ chức và các cơ chế chính sách trong hoạt động quản lý nhà nước về KHCN trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao trình độ và năng lực hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định được vị thế là trung tâm KHCN của quốc gia, có trình độ và năng lực ở mức khá của cả nước, phát huy được những thế mạnh vốn có của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, cải thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo an, ninh quốc, bảo vệ môi trường.
KHCN là yếu tố quan trọng để Thừa Thiên Huế đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Hướng tới là trung tâm KHCN mạnh của cả nước và khu vực ASIAN cả về nguồn lực, năng lực khoa học, trình độ công nghệ, đóng góp tăng trưởng chung và riêng cho các ngành và tốc độ phát triển KHCN, nhu cầu hợp tác về KHCN của tỉnh Thừa Thiên Huế là: Đẩy mạnh hợp tác, tăng cường đề tài, bám sát nhu cầu thực tế; cùng xây dựng dự án từ các nguồn khinh phí khác nhau; xây dựng những vấn đề liên tỉnh; phối hợp đào tạo nguồn cán bộ trình độ cao; dự kiến đề xuất thành lập “Trung tâm phối hợp về Phát triển bền vững”.
Tiếp đó, ông Văn Lai – Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện Cơ học, Viện KHCNVN báo cáo tóm tắt kết quả đề tài “Xây dựng công nghệ cảnh báo lũ lụt vùng hạ lưu hệ thống sông Hương và chuyển giao cho địa phương”. Cảnh báo, dự báo lũ trên một hệ thống sông nói chung, trên hệ thống sông Hương nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một vấn đề phức tạp. Trong thời gian thực hiện đã xây dựng được một công nghệ cảnh báo, dự báo lũ cho hệ thống sông Hương. Một số kết quả áp dụng thử nghiệm trong những năm qua thể hiện công nghệ có thể sử dụng phục vụ kiểm soát lũ lụt trên lưu vực sông Hương. Xây dựng mô hình ngập lụt lưu vực sông Hương và mô phỏng ngập lụt năm 1999 trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa vùng Nord Pas de Calais (Pháp) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khoa học và công nghệ được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển trên mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện nhiệm vụ Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc ứng dụng KHCN trong chăn nuôi trên địa bàn đã đem lại hiệu quả khá tốt, cải thiện môi trường, nâng cao thu nhập cho nhân dân; ứng dụng tiến bộ KHCN để phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú nhằm giảm thểu ô nhiểm môi trường nước, mang lại hiệu quả kinh tế đang là nhu cầu cấp thiết.
HUSTA.ORG