Giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lầu Tàng Thơ

Giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lầu Tàng Thơ của nhóm nghiên cứu TS. Phan Thanh Hải và cộng sự, Trung Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là giải pháp sáng tạo kỹ thuật được trao giải Ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VII vừa qua. Trong số các thư viện, kho lưu trữ của triều Nguyễn, lầu Tàng Thơ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Được xây dựng vào năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng, lầu Tàng Thơ là kiến trúc hiếm có được xây hoàn toàn bằng gạch đá trát vữa truyền thống, dùng làm nơi lưu trữ sổ sách, văn bản quan trọng của triều Nguyễn. Khai thác nguồn tài liệu lưu trữ tại đây để bảo tồn và phát huy giá trị 1 điểm đến 5 di sản của Huế.

Trong số các thư viện, kho lưu trữ của Triều Nguyễn, lầu Tàng Thơ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Được xây dựng vào năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng, lầu Tàng Thơ là kiến trúc hiếm được xây hoàn toàn bằng gạch đá trát vữa truyền thống, dùng làm nơi lưu trữ sổ sách, văn bản quan trọng của triều Nguyễn. Công trình có quy mô hai tầng, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian, hai chái, là nơi để tàng trữ tất cả văn thư, sổ sách của sáu Bộ và Nha, Sở thuộc triều đình. Tàng Thơ Lâu là một tòa nhà mang đầy dấu ấn lịch sử, một công trình được thiết kế khoa học và có dáng vẻ khá độc đáo. Lầu Tàng Thơ ngoài chức năng lưu trữ sẽ được hình thành một thư viện lớn, tập hợp các nguồn tư liệu quý của triều đình Huế – Trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho những người nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa Nguyễn. Do đó, Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lầu Tàng Thơ là rất cần thiết.

TS. Phan Thanh Hải tác giả giải pháp cho biết: Là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam trong suốt 143 năm, Huế đã từng lưu giữ một khối lượng tài liệu thư tịch quý hiếm và đồ sộ gồm các bộ sách lịch sử, tư liệu địa bạ, châu bản, các văn bản ngoại giao…với nhiều chất liệu khác nhau. Tất cả những tài liệu này đều liên quan đến lịch sử Huế, đến lịch sử các đời chúa Nguyễn và các triều đại vua nhà Nguyễn, liên quan đến lịch sử, văn hóa của cả đất nước và dân tộc trong quá khứ. Dưới triều Nguyễn (1802 – 1945), triều đình đã thiết lập rất nhiều thư viện và kho lưu trữ nhằm mục đích xử lý các thông tin liên quan đến việc điều hành quốc sự và làm tư liệu cho việc viết sử. Ngay từ thời Gia Long, vua cho ban hành rất nhiều chiếu chỉ nói về việc sưu tầm các tư liệu cũ. Đến thời Minh Mạng (1820 – 1840), triều đình đã cho chấn chỉnh và tổ chức lại công tác lưu trữ một cách có hệ thống. Vì thế nhà Nguyễn đã tập trung về kinh đô khá nhiều tư liệu thành văn quý báuCùng với nhiều tài liệu văn thư của nhà nước để hình thành nên các thư viện và kho lưu trữ đầu tiên của triều Nguyễn như Đông Các (thư viện của Nội Các, xây dựng năm 1826), Quốc Sử Quán (1821), Tàng Thơ Lâu (1825). Dưới thời Thiệu Trị (1841 – 1847) và Tự Đức (1848 -1883), các hoạt động văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khối lượng tư liệu và sử sách tích luỹ được ở Huế ngày càng phong phú hơn, nhiều kho lưu trữ đã được xây dựng như Tụ Khuê Thơ Lâu (1852), Tàng Bản Đường (1857). Về sau thành lập thêm Tân Thơ Viện (1909) và Bảo Đại Thư Viện (1923). Ngoài những thư viện và kho lưu trữ mang tính chất cung đình kể trên, kinh đô Huế trước năm 1945 còn có nhiều thư viện và tủ sách tư nhân nổi tiếng như thư viện của Viện cổ học, thư viện của Hội Đô Thành Hiếu cổ, tủ sách của Phạm Quỳnh, tủ sách của các đại thần, các nhà nghiên cứu, các chùa và Phật học Viện, các Tu viện, nhà thờ Thiên Chúa giáo… Trong số các thư viện, kho lưu trữ của Triều Nguyễn, lầu Tàng Thơ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

Về mặt kiến trúc, công trình này là sự hoà quyện giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây vào nữa đầu thế kỷ XIX. Với giá trị lịch sử nổi bật, kiến trúc độc đáo, giá trị văn hóa cảnh quan, môi trường khá tiêu biểu, Tàng Thơ Lâu là một khu vực di tích rất đáng trân trọng gìn giữ cho muôn đời sau. Ngày nay, sự hiện diện của di tích lầu Tàng Thơ được coi là một chứng tích rõ nét về những hoạt động lưu trữ và tổ chức văn khố của triều Nguyễn ở kinh đô Huế xưa. Nó cũng giúp cho hậu thế hiểu thêm về một cơ quan lưu trữ – thư viện quốc gia thời phong kiến tồn tại duy nhất tại Huế và Việt nam. Có thể nói, trong lịch sử ngành thư viện và thư tịch của nước ta, Tàng Thơ Lâu là nét son ghi dấu một chặng đường hoạt động văn hóa, khoa học của đất nước vào thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.

Đề tài được đánh giá cao bởi tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng cao

Đây là di tích quan trọng nơi lưu trữ văn khố, sổ sách địa bạ quan trọng của triều đình được phục dựng lại đúng với như xưa. Lầu Tàng Thơ ngoài chức năng lưu trữ sẽ được hình thành một thư viện lớn, tập hợp các nguồn tư liệu quý của triều đình Huế – Trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho những người nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa Nguyễn.

Lầu Tàng Thơ là Thư viện điện tử lớn nhất nước về gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa Huế ngay trên đất sản sinh ra di sản văn hóa này. Khai thác nguồn tài liệu lưu trữ tại đây để bảo tồn phát huy giá trị 1 điểm đến 5 di sản, không mất nhiều thời gian đi lại và chỉ cần ngồi ở vị trí nào cũng truy cập được. Khai thác giá trị di sản văn hóa phí vật thể phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tâm linh trên đất Huế nói chung và cả nước nói riêng. Đây cũng là nơi trưng bày giới thiệu về các sản phẩm văn hóa cổ của truyền Nguyễn, như tác phấm thư tịch cổ được phục chế theo phương pháp thủ công, công tác phục chế, bảo quản sắc phong cho cả nước, công tác xây dựng gia phả, địa bạ cho các tỉnh thành.

Phối cảnh 3D nội thất của lầu Tàng Thơ sau khi đưa vào hoạt động

Giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lầu Tàng Thơ là hết sức quan trọng. Sau khi hoàn thành công tác trùng tu, di tích lầu Tàng Thơ sẽ được tiếp tục đầu tư để trở thành Thư viện Hoàng cung, lưu trữ và trưng bày những tư liệu quý về văn hóa Huế nói chung và văn hóa cung đình Huế nói riêng.

Hồ Thành

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email